Bé sơ sinh chưa biết nói nên chỉ biết khóc khi gặp vấn đề gì đó. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Trong 3 tháng đầu đời, việc trẻ sơ sinh quấy khóc không phải là điều hiếm gặp, thậm chí có những bé khóc rất nhiều và thường khóc vào ban đêm, được gọi là khóc dạ đề. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc, sau đây là những nguyên nhân thường gặp.
Đói
Sự đói là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc. Bé có thể không được bú đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các lần bú quá dài. Các dấu hiệu bé đói và khóc có thể bao gồm: nhún nhảy miệng, quấy khóc, mút ngón tay, và khi bé được bế lên thì rúc vào ngực mẹ…
Tã ướt, bẩn
Tã ướt bẩn khiến bé cảm thấy không thoải mái, ẩm ướt và khó chịu, dẫn đến việc bé khóc. Mẹ nên chú ý thay tã cho bé để bé được khô ráo, thơm tho và sạch sẽ. Chắc chắn bé sẽ ngoan hơn và không còn khóc nữa.
- Cách sử dụng tã lót cho bé sơ sinh
Mệt mỏi và muốn ngủ
Người lớn thường nghĩ rằng khi mệt thì chỉ cần ngủ, nhưng với trẻ sơ sinh không phải như vậy. Chúng thường có thể cáu gắt khi muốn ngủ nhưng không ngủ được, hoặc ngủ không ngon. Lúc đó, phản ứng của chúng là quấy khóc.
Muốn được ôm và thân thiết
Khóc cũng có thể là cách mà nhiều bé muốn được mẹ ôm và yêu thương, được ngửi thấy mùi hương và nghe nhịp đập trái tim của mẹ. Vì vậy, lúc này mẹ có thể bế bé lên ôm vào lòng, lắc nhẹ và hát cho bé nghe.
Buồn bực vì đầy bụng (đầy hơi, đau bụng)
Triệu chứng đau bụng, hay còn gọi là chứng colic, không phải là điều hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Nếu bé thường xuyên quấy khóc sau khi bú, có thể bé bị đầy bụng, trong trường hợp này bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Bé bị đầy hơi cũng là một nguyên nhân khiến bé khó chịu. Trong trường hợp này, bạn có thể đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của bé và cho bé cử động như đạp xe. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây đau bụng ở trẻ nhỏ là trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột, ...
Cần ợ hơi
Khóc sau khi ăn có thể là do bé cần được ợ hơi do trong quá trình bú bình hoặc bú mẹ hít phải nhiều khí, làm bụng bé bị đầy hơi. Lúc này mẹ có thể giúp bé ợ hơi để bé dễ chịu hơn.
Thay đổi nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng
Đôi khi việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng có thể làm bé khó chịu và phản ứng bằng cách quấy khóc.
Mọc răng
Mọc răng không phải là điều dễ dàng đối với trẻ. Một số trẻ mọc răng mà không có triệu chứng sốt, ăn uống và chơi đùa như bình thường, nhưng có trẻ phải chịu đau khi mọc răng, điều này khiến bé đau đớn và rơi nước mắt.
Nếu bạn không biết bé khóc vì lý do gì, hãy dùng ngón tay rờ thử xem có chiếc răng nào của bé đang nhú lên không, đó có thể là nguyên nhân khiến bé quấy khóc.
Lưu ý: Thông thường bé sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4-7 nhưng có những bé mọc răng sớm hơn.
- Những thực phẩm giúp bé giảm đau khi mọc răng
Không muốn bị kích thích thêm
Nhiều bé sơ sinh thích được quấn chặt trong tã vì lúc đó bé cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, khi bé lớn lên và mẹ bỏ tã ra, bé sẽ chịu kích thích từ nhiều yếu tố bên ngoài như âm thanh và ánh sáng, dẫn đến bé cảm thấy khó chịu và khóc. Vì vậy, nếu muốn bé ngoan hơn, hãy tìm một nơi yên tĩnh, ít kích thích hơn để bé dần dịu đi cảm xúc.
Bé không khỏe
Nếu bạn đã đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho bé mà bé vẫn khóc, bạn nên nghĩ đến khả năng bé đang bị bệnh hoặc cảm thấy khó chịu. Hãy đo nhiệt độ của bé để xem bé có sốt không.
Các lý do khác
Bé khóc có thể vì nhiều lý do khác nhau như: sợi tóc bị quấn chặt quanh ngón chân hoặc ngón tay, gây nghẹt tuần hoàn máu và đau đớn; một số bé đặc biệt nhạy cảm với những vật dụng như nhãn mác quần áo thô; tư thế bế không phù hợp; hoặc bé không thích loại bình bú đang dùng.
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh khóc. Khi thấy bé khóc, các mẹ hãy nghĩ ngay đến những nguyên nhân này. Tuy nhiên, nếu không phải do những nguyên nhân này mà bé vẫn khóc nhiều dù bạn đã làm đủ mọi cách, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.