Một trong những lý do khiến nước tiểu có mùi khác thường là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm thường xuyên muốn đi tiểu, tiểu thường xuyên và cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Trong trường hợp này, cần thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và diệt khuẩn, từ đó khắc phục tình trạng mùi lạ trong nước tiểu.
1.3. Rò bàng quang âm đạo
Nước tiểu có mùi lạ ở phụ nữ có thể xuất phát từ việc rò bàng quang âm đạo. Khi tình trạng này xảy ra, vi khuẩn từ đường ruột xâm nhập vào bàng quang, gây ra mùi lạ trong nước tiểu. Rò bàng quang âm đạo thường xảy ra do các vấn đề về ruột hoặc do chấn thương sau phẫu thuật.
1.4. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ. Cụ thể, người mắc bệnh thường có triệu chứng nước tiểu có mùi ngọt, do lượng đường trong máu tăng cao, thường gặp ở những người chưa được điều trị.
Nước tiểu có mùi ngọt là một trong những dấu hiệu cơ bản để nhận biết có thể đang mắc bệnh tiểu đường. Do đó, nếu gặp phải dấu hiệu này cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời để ngăn chặn, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đến an toàn tính mạng.
1.5. Bệnh gan
Nước tiểu có mùi nặng là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng có thể bạn đang mắc bệnh gan. Ngoài ra, để nhận biết chính xác bạn có đang mắc các bệnh lý liên quan đến gan hay không, có thể kết hợp với các dấu hiệu khác như sau: mệt mỏi; buồn nôn, nôn mửa; đầy hơi; đau ở vùng bụng; sụt cân không rõ nguyên nhân; vàng da hoặc vàng mắt bất thường; nước tiểu sẫm màu.
Một số căn bệnh làm nước tiểu có mùi lạ
Khi nhận thấy cơ thể đang xuất hiện những dấu hiệu trên, cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, nhận biến pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu xảy ra.
1.6. Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai thường nước tiểu sẽ có sự thay đổi mùi. Lý do là khi mang thai, hormone cơ thể thay đổi khiến cho nồng độ hormone hCG tăng cao. Điều này dẫn đến nước tiểu của phụ nữ mang thai có mùi hôi và phổ biến trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, cơ thể mất nước khiến cho axit uric tích tụ làm cho nước tiểu có mùi lạ. Do đó, phụ nữ mang thai cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
1.7. Bệnh siro niệu
Siro niệu là bệnh do rối loạn di truyền gây nên và không thể chữa khỏi hoàn toàn, gây nên tình trạng có mùi lạ ở nước tiểu. Siro niệu là xuất hiệu các axit amin leucine, valine và isoleucine không thể tự phân hủy, có thể dẫn đến tổn thương não, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy có mùi lạ ở nước tiểu, cần thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm nhất có thể.
Phenylceton niệu là một rối loạn chuyển hóa di truyền. Bệnh nhân không thể phân hủy phenylalanin, một loại axit amin. Khi phenylalanin tích tụ quá nhiều trong cơ thể, có thể gây mùi lạ ở nước tiểu. Triệu chứng khác của bệnh gồm thiểu năng trí tuệ, giảm sắc tố da và chậm phát triển các kỹ năng xã hội.
Bệnh phenylceton niệu cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu không, có thể dẫn đến rối loạn tăng động chú ý và khiếm khuyết nặng về tinh thần.
Nước tiểu có mùi lạ là biểu hiện của bệnh phenylceton niệu.
Nước tiểu có mùi lạ là dấu hiệu của bệnh phenylceton niệu
Chế độ ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nước tiểu có mùi lạ. Ví dụ, trong măng tây có chứa nhiều acid asparaginic tự nhiên, làm cho nước tiểu có mùi mạnh sau khi sử dụng loại thực phẩm này. Hợp chất trong măng tây không gây hại cho sức khỏe, nhưng có thể gây ra mùi lạ trong nước tiểu, khiến cho cảm giác khó chịu sau khi ăn.
Tuy nhiên, một số người không nhận biết được sự thay đổi của nước tiểu sau khi ăn măng tây. Điều này có thể do sự thay đổi mùi của nước tiểu sẽ biến mất sau khi măng tây được tiêu hóa và đào thải. Nếu sau một thời gian ăn măng tây mà nước tiểu vẫn còn mùi lạ, cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân.
Để chẩn đoán nguyên nhân gây nên mùi lạ trong nước tiểu, cần sử dụng phương pháp nào?
Chế độ ăn cũng có thể làm cho nước tiểu có mùi lạ. Ví dụ, trong măng tây có chứa nhiều acid asparaginic tự nhiên, làm cho nước tiểu có mùi mạnh sau khi ăn loại thực phẩm này.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng nước tiểu có mùi lạ, hãy đến thăm khám bác sĩ để được làm xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ thường sẽ thực hiện một số kiểm tra và phân tích sau để chẩn đoán nguyên nhân sự thay đổi mùi của nước tiểu:
-
Nội soi bàng quang: giúp phát hiện bệnh lý đường tiết niệu thông qua việc đưa ống nội soi qua ngả niệu đạo.
-
Phân tích nước tiểu: phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoặc các yếu tố khác để xác định có mắc bệnh lý nào không.
-
Kỹ thuật hình ảnh: nếu cần, bác sĩ sẽ cân nhắc chụp x-quang để xác định nguyên nhân chính xác và các bệnh lý liên quan.
Đến thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy sự thay đổi của mùi nước tiểu
Tình trạng nước tiểu thay đổi mùi, có thể do thức ăn hoặc thuốc bạn dùng. Nếu kéo dài, hãy đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.