1. Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Hầu hết các bệnh lý về răng miệng thường phát triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng viêm lợi, sưng tấy, đau buốt khi ăn nhai, chảy máu chân răng khi va chạm, cần kiểm tra sức khỏe răng miệng để tránh biến chứng không mong muốn.
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể
Chảy máu chân răng là do tổn thương các mô xung quanh răng bao gồm nướu, dây chằng và xương ổ răng. Khi bị tổn thương, các mạch máu vỡ ra gây chảy máu và có thể kèm theo đau nhức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này mà mọi người nên lưu ý, bao gồm:
Tác động vật lý
Những thói quen như xỉa răng hoặc đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương chân răng, gây chảy máu. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, các vết thương sẽ khó lành và dễ chảy máu ngay cả khi bị tác động nhẹ.
Tuy nhiên, nếu không có tác động nào từ bên ngoài mà chân răng vẫn chảy máu, bạn nên cảnh giác với một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Viêm lợi
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở khoang miệng, thường gây chảy máu chân răng. Các mảng bám tích tụ xung quanh chân răng gây kích thích dọc theo viền lợi. Nếu không xử lý, các mảng bám này sẽ dẫn đến viêm, sưng và chảy máu, còn gọi là viêm nha chu.
Người bị viêm nha chu có thể chảy máu chân răng bất kỳ lúc nào, kể cả khi không có tác động. Khi đánh răng hoặc súc miệng, máu có thể chảy nhiều hơn.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công
Rối loạn đông máu
Các bệnh lý như giảm tiểu cầu và rối loạn các yếu tố đông máu có thể gây ra rối loạn đông máu. Giảm tiểu cầu có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc chảy máu chân răng liên tục. Trường hợp nặng có thể xuất hiện mảng bầm tím trên da hoặc niêm mạc, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân đã đề cập, chảy máu chân răng còn có thể do:
-
Thiếu các chất như Vitamin K, Vitamin C hoặc một số thành phần khác có thể gây chảy máu quanh chân răng.
-
Bệnh lý về gan gây rối loạn quá trình sản xuất yếu tố đông máu, dẫn đến chảy máu chân răng liên tục, khó kiểm soát.
-
Phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về hoocmon và quá trình trao đổi chất nên dễ mắc các bệnh lý về nha khoa.
2. Cách giảm chảy máu chân răng
Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng nhanh chóng, bạn cần áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp với từng trường hợp và nguyên nhân gây ra.
Phương pháp tự nhiên tại nhà
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể giảm chảy máu chân răng bằng những cách đơn giản tại nhà sau đây:
-
Sử dụng nước ép lô hội bôi quanh nướu răng và súc miệng bằng nước sạch sau 5 phút. Phương pháp này giúp làm dịu vết thương và thúc đẩy quá trình hồi phục, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Nước ép lô hội có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho răng miệng
-
Sử dụng dầu đinh hương bôi quanh phần chân răng chảy máu. Dầu giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp cải thiện bệnh lý răng miệng và giảm chảy máu ở chân răng.
-
Ngâm lá chè xanh nấu sôi trong nước, thêm mật ong, ngậm trong 2 phút. Lá chè xanh kháng khuẩn tốt, xoa dịu vết thương và loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
-
Sau khi đánh răng sạch, bôi mật ong xung quanh nướu răng chảy máu thường xuyên. Mật ong kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp chống lại tình trạng chảy máu ở chân răng.
-
Sử dụng nước muối pha loãng để chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng do vi khuẩn và mảng bám.
Điều trị chảy máu chân răng bằng công nghệ cao
Cách để khắc phục triệt để tình trạng chảy máu do nguyên nhân tại răng miệng là khám sức khỏe răng miệng định kỳ và làm sạch cao răng. Việc làm này giúp cải thiện nhanh chóng bệnh lý răng miệng và giảm chảy máu ở chân răng.
Mặc dù không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, nhưng nếu thực hiện không đúng, sẽ không loại bỏ hết mảng bám trên răng. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi chọn cơ sở nha khoa để thực hiện lấy cao răng bằng máy móc công nghệ.
Lấy cao răng định kỳ là biện pháp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Khi bị chảy máu chân răng do bệnh lý toàn thân, cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.