1. Tiêu chảy nhiều lần xảy ra khi nào?
Người bị tiêu chảy được xác định khi có hơn 3 lần đi ngoài trong 1 ngày và khối lượng phân trên 200g/ngày. Cụ thể:
-
Người trưởng thành: phân trên 200g/ngày;
-
Trẻ em: phân trên 20g/ngày;
-
Phân có nhiều chất lỏng. Thường, phần lớn phân của người bình thường chứa 60% nước, nhưng người bị tiêu chảy có thể có tới hơn 90% nước trong phân.
2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nhiều lần, trong đó có:
-
Do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập: Khi ăn thực phẩm không an toàn, bị nhiễm độc, có thể bị tấn công bởi các loại vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và dẫn đến tiêu chảy:
-
Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy:
-
Salmonella trong trứng, thịt gia cầm;
-
Staphylococcus aureus trong bánh, thịt;
-
Bacillus cereus trong đậu, gạo;
-
Clostridium perfringens trong thức ăn hâm nóng;
-
Escherichia coli (E. coli) trong thịt sống;
-
Yersinia enterocolitica trong sữa, thịt;
-
Shigella thường gặp ở vùng nông thôn;
-
Campylobacter jejuni trong gia cầm;
-
Vibrio cholerae trong nước bẩn;
-
Vibrio parahaemolyticus trong hải sản sống.
-
Ký sinh trùng gây tiêu chảy: chúng lây nhiễm qua thức ăn, nước uống. Các loại phổ biến:
-
Cryptosporidium: lây nhiễm qua thực phẩm;
-
Entamoeba histolytica: lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, quan hệ tình dục;
-
Giardia lamblia: sống trong nguồn nước ô nhiễm.
-
Nhóm virus gây tiêu chảy: Thường là nguyên nhân gây ra các trường hợp tiêu chảy cấp tính, phổ biến nhất là bệnh viêm dạ dày ruột do virus, còn được gọi là cúm dạ dày. Các loại virus gây tiêu chảy bao gồm: Adenovirus, Astrovirus, Caliciviruses, Rotavirus.
Vi khuẩn là một trong những yếu tố gây ra tiêu chảy lặp đi lặp lại
-
Do cơ thể không thể tiêu hóa lactose, fructose, gluten, sorbitol: Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người, có những trường hợp không thể tiêu hóa được các loại đường trong thực phẩm như: fructose trong nước ngọt chai, thực phẩm chế biến sẵn; lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa; protein gluten, phổ biến trong lúa mì, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì,... Tình trạng tiêu chảy có thể giảm đi khi ngừng tiêu thụ các sản phẩm này;
-
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Ngoài các lợi ích của việc điều trị bệnh, nhiều thuốc cũng gây ra tình trạng tiêu chảy do tiêu diệt cả vi khuẩn có ích và không có ích trong đường ruột. Các loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy gồm:
-
Thuốc kháng sinh;
-
Thuốc chống trầm cảm;
-
Thuốc hóa trị ung thư;
-
Thuốc chống acid;
-
Thuốc nhuận tràng;
-
Thuốc điều trị một số bệnh như: gút, loãng xương, tiểu đường, huyết áp cao,...
-
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tiềm ẩn:
-
Tiểu đường;
-
Hội chứng ruột kích thích;
-
Bệnh Crohn;
-
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh;
-
Nhiễm trùng máu;
-
Viêm đại tràng;
-
Bệnh cường giáp;
-
Rối loạn tiêu hoá bạch cầu ái toan;
-
Ung thư máu, ung thư gan, tuyến tụy.
3. Đánh giá mức độ nguy hiểm của tiêu chảy lặp đi lặp lại
Mọi người đều có thể mắc phải tiêu chảy và càng tiêu chảy nhiều, kéo dài thời gian thì cơ hội phát sinh biến chứng nghiêm trọng càng cao.
-
Ở trẻ em: gây rối loạn chức năng hấp thu dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng, gây suy dinh dưỡng, yếu ớt và có thể gây tử vong;
Trẻ em mắc tiêu chảy nhiều lần có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
-
Đối với phụ nữ mang thai: khi tiêu chảy kéo dài kèm theo cảm giác đau ở bụng, có thể kích thích tử cung co bóp nhiều hơn, ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, gây nguy cơ sảy thai cao;
-
Trường hợp tiêu chảy chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày và tự khỏi thì không cần thiết phải điều trị. Nhưng những trường hợp tiêu chảy kéo dài và nhiều lần liên tục, nếu không được can thiệp kịp thời, có thể gây mất nước, suy thận, sốc nước cơ thể, suy dinh dưỡng và nguy hiểm tới tính mạng.
4. Khi nào cần đến bệnh viện khi bị tiêu chảy?
Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau, hãy đến ngay bệnh viện để không gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe:
-
Cơ thể sốt cao hơn 38 độ;
-
Mất nước nhiều, đau bụng, miệng khô, thường xuyên cảm thấy khát;
-
Phân kèm theo mủ, máu hoặc màu đen giống bã cà phê;
-
Nước tiểu sậm màu cùng cảm giác chóng mặt;
-
Bị tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên;
-
Đau bụng quặn kèm tiêu chảy.
5. Phương pháp giúp chấm dứt tình trạng tiêu chảy nhiều lần
Trong việc điều trị tiêu chảy, đặc biệt là ở trường hợp nặng, có 2 giai đoạn quan trọng:
Phương pháp xử trí ban đầu:
-
Bù nước, bù dịch cho bệnh nhân bằng Oresol;
-
Nếu bệnh nhân không thể hấp thụ glucose, tiến hành truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân đáp ứng Oresol;
-
Trong những trường hợp tiến triển nặng hơn, kết hợp thêm các biện pháp điều trị phức tạp hơn.
Phương pháp xử trí cụ thể:
Nếu cần, bệnh nhân cần phải được kiểm tra phân để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tiêu chảy và đề xuất sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị. Trong trường hợp bị tiêu chảy nhiều lần do viêm đại tràng mãn tính, có thể áp dụng các biện pháp sau:
-
Sử dụng kháng sinh đường ruột như Flagentyl, Flagyl, Biceptol,... cùng với các loại thuốc điều chỉnh nhu động ruột như Rekalat, Dobriat, Visceralgin,...;
-
Bổ sung thêm khoáng chất và vitamin như đồng, kẽm, sắt, folate, magne, vitamin A;
-
Theo dõi tình trạng sức khỏe bằng cách đo thân nhiệt, cân nặng, số lần đi tiêu, lượng thức ăn tiêu thụ,... để đánh giá và quyết định liệu bệnh nhân có thể xuất viện hay không.
Tất cả các chỉ định trên cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế và được ghi nhận bởi bác sĩ. Tránh tình trạng tự mua thuốc và tự điều trị tại nhà, đặc biệt là với trẻ nhỏ, có thể gây ra tình trạng sử dụng thuốc không đúng cách và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Việc sử dụng kháng sinh đường ruột là một phương pháp hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của tiêu chảy nhiều lần
Tổng quan, tiêu chảy là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh, nhưng không nên xem nhẹ vì tiêu chảy nhiều lần có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.