1. Liếc mắt bị đau có nguy hiểm không?
Khi thực hiện động tác liếc mắt, phần kết mạc ở phía liếc sẽ trùng lại, còn phần kết mạc phía bên kia sẽ bị kéo căng ra. Nếu đau mắt khi liếc trong vài giây mà không có triệu chứng khác, đừng quá lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường khi mắt làm việc quá sức.
Nếu liếc mắt bị đau và có các triệu chứng dưới đây, nên đi khám ngay:
-
Thị lực giảm, mắt nhìn kém;
-
Đau nhức, ngứa, cộm mắt;
-
Đau nhức phần hốc mắt;
-
Ra nhiều ghèn mắt hơn bình thường;
-
Nhạy cảm với ánh sáng;
-
Chảy nước mắt không kiểm soát;
-
Cảm giác buồn nôn, đau đầu.
Mắt bị đau khi liếc có thể do làm việc quá tải trong thời gian dài
2. Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau khi liếc mắt
Với sự phát triển của các thiết bị điện tử và công nghệ trong cuộc sống hiện đại, chúng ta không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với màn hình máy tính và điện thoại trong thời gian dài. Hành động này gây hại cho mắt, dẫn đến giảm thị lực và gây đau khi liếc mắt. Việc dành thêm thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử có thể giúp giảm nhức mỏi mắt.
Tuy nhiên, nếu dấu hiệu đau khi liếc mắt không thuyên giảm thì bạn cần đặc biệt theo dõi xem mắt có các dấu hiệu nào khác không, bởi vì bên cạnh nguyên nhân do thói quen sinh hoạt thì còn có những nguyên nhân do bệnh lý sau:
1.1. Liếc mắt bị đau do viêm thị thần kinh
Biểu hiện đau khi liếc mắt có thể là do tình trạng viêm, tổn thương dây thần kinh thị giác nằm ở sau nhãn cầu. Triệu chứng đau nhức mắt sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là càng cử động nhãn cầu mắt sẽ càng bị đau. Ngoài biểu hiện này, bệnh nhân còn có thể bị mù màu, thị lực suy yếu, nhìn thấy ảo ảnh nhấp nháy,...
1.2. Viêm tổ chức hốc mắt
Căn bệnh này có mức độ nguy hiểm cao, nếu chậm trễ trong điều trị thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Một số biểu hiện khác kèm theo tình trạng liếc mắt bị đau đó là: mắt đỏ, sưng mắt, nhìn mở, sổ mũi, đau đầu, đau phần hàm răng trên, nhức mỏi hốc mắt vô cùng khó chịu.
1.3. Do chấn thương mắt
Liếc mắt bị đau cũng có thể là do mắt gặp phải chấn thương nào đó. Như chúng ta đã biết thì mắt được coi là bộ phận rất nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh nên dễ gặp phải thương tổn nếu bị va đập. Chấn thương mắt còn có thể khiến người bệnh bị giảm thị lực, nhìn đôi,... Nếu gặp phải tình trạng này bệnh nhân nên đi kiểm tra mắt để được sơ cứu kịp thời.
Các bệnh lý tại mắt có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng liếc mắt bị đau
1.4. Mắt bị viêm giác mạc
Giác mạc chính là phần mô mỏng nằm trước nhãn cầu, nguy cơ bị tổn thương cao. Chỉ một hành động nhỏ tác động vào mắt cũng có thể gây xước giác mạc. Đối với những trường hợp bị viêm giác mạc thì thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: liếc mắt bị đau, đỏ mắt, cộm mắt, sưng mắt, tiết nhiều ghèn, nhạy cảm hơn với ánh sáng, thị lực giảm, chảy nhiều nước mắt,...
1.5. Đau nửa đầu khiến liếc mắt bị đau
Tình trạng đau nửa đầu có khi xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có trường hợp bị âm ỉ lâu ngày, gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh, điển hình là: đau khi liếc mắt, buồn nôn, nhức đầu, mắt kém, chóng mặt, tâm trạng kích động,...
1.6. Do bị viêm xoang
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang đó là do bệnh nhân bị sưng, viêm lớp biểu mô trong các hốc xoang khiến chúng bị tắc nghẽn. Điều này sẽ gây áp lực lên vùng phía sau mắt khiến cho mắt bạn có cảm giác đau, biểu hiện đau tăng khi cử động hay di chuyển mắt. Ngoài tình trạng đau mắt, bệnh nhân còn bị sổ mũi, đau đầu, nghẹt mũi,...
Bên cạnh các bệnh lý nêu trên, liếc mắt bị đau còn có khả năng là do những bệnh lý tại mắt và đầu gây ra, ví dụ như bệnh Glôcôm, viêm màng cứng, đau đầu chuỗi, hội chứng rối loạn tự miễn Graves,...
2. Phương pháp điều trị và phòng ngừa triệu chứng đau khi liếc mắt
Nếu biểu hiện liếc mắt bị đau là do nguyên nhân thói quen sinh hoạt không điều độ thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, massage vùng quanh mắt là sẽ đỡ. Còn nếu nguyên nhân là do bệnh lý gây nên thì mục tiêu điều trị sẽ là kiểm soát tốt những bệnh lý này.
Dựa trên nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị hợp lý, đó có thể là thuốc nhỏ mắt kê đơn, thuốc giảm đau, liệu pháp trị liệu cho mắt, hỗ trợ thị lực bằng cách đeo kính,...
Để phòng tránh tình trạng này tái phát, bạn nên chú ý bảo vệ đôi mắt của mình bằng việc áp dụng ngay những cách như sau:
- Thiết lập một lịch trình hợp lý cho việc nghỉ ngơi của mắt khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử, nguyên tắc 20 - 20 vẫn được ứng dụng: làm việc trong 20 phút, nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa khoảng cách 6m.
Sử dụng các thiết bị điện tử có độ phân giải cao và sắc nét để giảm thiểu sự căng thẳng cho mắt.