1. Nguyên nhân gây ra viêm thực quản trào ngược
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày chảy ngược vào thực quản. Khi xảy ra thường xuyên và không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm thực quản trào ngược và biến chứng.

Trào ngược dạ dày thường xuyên gây viêm thực quản
Viêm thực quản trào ngược là tình trạng viêm loét xảy ra ở thực quản do dịch dạ dày trào ngược lên. Đây là nguyên nhân gây nguy cơ ung thư thực quản. Mức độ viêm phụ thuộc vào tần suất và thời gian tiếp xúc giữa dạ dày và niêm mạc thực quản.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm thực quản trào ngược
2.1. Mức độ viêm thực quản trào ngược
Viêm thực quản trào ngược được phân loại theo mức độ tác động của acid dạ dày lên niêm mạc thực quản, từ nhẹ đến nặng.
- Mức độ 0
Trạng thái không có tổn thương niêm mạc thực quản do acid dạ dày trào ngược xảy ra ít và trong thời gian ngắn.
- Mức độ A
Người bệnh đã có tổn thương niêm mạc với triệu chứng ợ chua và nóng rát ở sau xương ức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể nặng hơn với triệu chứng khó thở, phế quản phù nề, ho, và hầu họng nóng rát.
- Mức độ B
Bệnh nhân có nhiều vết trợt niêm mạc dài hơn 5mm và nhiều vị trí viêm. Những vết trợt có thể rải rác hoặc hội tụ. Người bệnh thường cảm thấy đau và vướng khi nuốt do acid trào ngược tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc thực quản, gây ra sẹo làm chít hẹp thực quản và cảm giác khó nuốt.

Khó nuốt thường thấy ở người mắc bệnh viêm thực quản trào ngược mức độ C
- Mức độ C
Mức độ C của bệnh viêm thực quản trào ngược còn được gọi là Barrett thực quản. Vùng thấp thực quản có tế bào lót thay đổi màu sắc và thành phần do tiếp xúc nhiều lần với acid dạ dày trào ngược, gây ra các triệu chứng như đau ngực, khó nuốt, ợ nóng thường xuyên, nôn ra máu, và đại tiện phân đen.
- Mức độ D
Viêm thực quản trào ngược ở mức độ D có tổn thương ở lòng thực quản trên 75%, với vết loét sâu và nhiều sẹo, có nguy cơ cao mắc ung thư. Chẩn đoán cụ thể cần phải làm xét nghiệm mô tế bào.
2.2. Dấu hiệu nhận biết viêm thực quản trào ngược
Các dấu hiệu của người bị viêm thực quản trào ngược bao gồm:
- Ợ hơi
Sau khi ăn no, thường có hiện tượng ợ hơi, là điều bình thường của dạ dày. Nhưng nếu ợ hơi khi đói hoặc xa bữa ăn, có thể cơ thắt thực quản dưới đang có vấn đề. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở người mắc viêm thực quản trào ngược.
- Ợ chua, ợ nóng
Bệnh viêm thực quản trào ngược gây ợ nóng do acid hoặc dịch mật từ dạ dày tiếp xúc với niêm mạc. Ợ nóng có thể lan từ thượng vị lên phía sau xương ức, đến hạ họng và mang tai cùng với vị chua trong miệng.
- Buồn nôn và nôn
Bệnh nặng hơn, chất trào ngược lên thực quản không chỉ là dịch tiêu hóa và hơi mà còn là thức ăn, gây cảm giác buồn nôn và nôn, thường sau khi ăn.
- Tiết nhiều nước bọt
Người mắc viêm thực quản trào ngược thường tiết nhiều nước bọt hơn bình thường do cơ thể cần tạo kiềm để giảm acid từ dạ dày đối với thực quản.
- Đau tức ngực
Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích sợi thần kinh trên niêm mạc, gây cảm giác đau ở đoạn thực quản chạy qua ngực, lưng và cánh tay.

Thăm khám sớm để điều trị viêm thực quản trào ngược là biện pháp phòng tránh ung thư thực quản.
- Ho, hen, đau họng, khàn giọng
Do acid từ dạ dày trào lên thực quản quá nhiều, dây thanh quản bị viêm dẫn đến khàn giọng, ho và đau họng. Kéo dài có thể gây hen. Đau họng và khàn giọng thường xuyên sau ăn nhưng không đi kèm với sổ mũi hoặc hắt hơi.
- Nuốt khó
Vì trào ngược thường xuyên gây tổn thương thực quản, niêm mạc phù nề làm tăng cảm giác nuốt khó và nguy cơ bị nghẹn. Khi vùng tổn thương lành lại, sẹo tạo thành làm cho thực quản chít hẹp và cảm giác nuốt khó tăng lên.
- Miệng đắng
Một số người bị viêm thực quản trào ngược có cảm giác đắng ở miệng do dịch mật trào ngược. Khi đi kèm với ợ nóng, có khả năng cao người bệnh bị cả hai bệnh trào ngược dạ dày thực quản và dịch mật.
3. Những điều cần lưu ý
Viêm thực quản trào ngược cần phát hiện sớm và điều trị ngay vì nguy cơ ung thư thực quản tăng cao theo thời gian. Ung thư có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của thực quản, nhưng phổ biến nhất là ở dưới ống thực quản do tiếp xúc nhiều với acid dạ dày.
Do đó, nếu có những dấu hiệu sau, hãy đến cơ sở y tế có uy tín và chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra:
- Đau ngực, khó thở không phải sau khi ăn.
- Các dấu hiệu viêm như đã đề cập trước đó kéo dài gây khó khăn trong việc ăn uống.
- Sốt, đau cơ, nhức đầu.