1. Nguyên nhân gây nấm da đầu
Trước khi tìm hiểu các cách điều trị nấm da đầu, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nấm da đầu chủ yếu do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Pierdraiahortai gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhiễm nấm khi lặp lại các thói quen sau đây:
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ:
Phần lớn những người làm việc bận rộn thường không có thời gian nhiều để chăm sóc tóc và da đầu. Họ thường chỉ gội đầu khi da đầu thực sự quá bẩn.
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ sẽ làm cho các chất như dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ lại. Môi trường ẩm ướt kết hợp với những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ.
Gãi đầu quá mạnh hoặc gội đầu không đúng cách có thể làm tổn thương và làm trầy xước lớp da đầu, từ đó dễ dàng cho nấm xâm nhập và tấn công sâu hơn.
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ sẽ làm cho dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ lại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Thói quen sinh hoạt có thể gây nhiễm nấm da đầu:
Sử dụng chung vật dụng cá nhân như gối, lược, mũ,... với người bị nấm da đầu có thể làm lây lan nấm từ người này sang người khác. Đặc biệt, thói quen gội đầu vào buổi tối và đi ngủ ngay sau đó cũng tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Tóc chưa được sấy khô sẽ tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho nấm phát triển. Do đó, nếu không thay đổi những thói quen này, bạn rất dễ bị nhiễm nấm da đầu.
Lây nhiễm từ thú cưng:
Bạn có thể chưa biết, việc tiếp xúc với thú cưng - động vật nuôi trong nhà cũng tăng nguy cơ lây nhiễm nấm. Chúng thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm xâm nhập và sinh sôi trên lông và da của chúng.
Giống như con người, nếu bạn không chăm sóc và tắm rửa thì thú cưng có thể mắc các bệnh ngoài da. Nguy hiểm hơn, một số loài nấm có khả năng lây sang người từ chó, mèo.
Có thể bạn chưa biết, việc tiếp xúc với thú cưng - động vật nuôi trong nhà cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm.
2. Cách trị nấm da đầu hiệu quả
Để giảm cảm giác ngứa ngáy và trị nấm da đầu tận gốc, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp đơn giản sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
Các thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể khiến bạn bị nhiễm nấm. Bạn nên thay đổi chúng bằng cách:
- Thường xuyên gội đầu và làm khô tóc ngay sau đó, trong quá trình gội bạn nên xả nhiều nước để làm sạch dầu bám trên tóc. Kiểm soát cơn ngứa, không cào gãi quá mạnh tay vì việc này có thể làm tổn thương nghiêm trọng da đầu và làm cho gàu xuất hiện nhiều hơn. Giặt chăn gối, mũ sạch sẽ, đặc biệt không nên đội mũ quá chật để hạn chế tạo ra môi trường ẩm ướt có lợi cho nấm. Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với người có triệu chứng bị nấm da đầu. Không nên nhuộm tóc khi bị nấm, vì thuốc nhuộm có thể gây hại và kích thích da đầu. Tắm rửa thường xuyên cho thú cưng, nếu phát hiện thú cưng có các dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, nổi mẩn,… bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được điều trị.
Để giảm thiểu nấm da đầu, bạn nên gội đầu sạch sẽ và làm khô tóc ngay sau đó
Bài thuốc dân gian:
Bên cạnh việc thay đổi thói quen, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để trị nấm da đầu như:
Lá trầu không:
Với khả năng diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, bạn nên sử dụng 10 - 15 lá trầu không tươi, vò sơ qua để đun nấu nước gội đầu. Theo các chuyên gia, hàm lượng Tanin, Chavicol, Carvacrol,... có trong loại lá này sẽ giảm được triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra.
Theo các chuyên gia, hàm lượng Tanin, Chavicol, Carvacrol,... có trong loại lá này sẽ giảm được triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra
Lá ổi:
Lá ổi là loại lá có nhiều hoạt chất tốt và lành tính. Vì vậy, bạn có thể yên tâm trị nấm da đầu bằng cách hái một nắm lá tươi, rửa sạch rồi đun nấu nước gội đầu. Sau vài lần sử dụng, tế bào chết trên da đầu dần dần được loại bỏ, bạn sẽ không còn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu như trước. Không chỉ vậy, các vị trí da đầu bị tổn thương cũng nhanh chóng lành lại, nhờ chất chát - Tanin có trong lá ổi.
Vỏ bưởi:
Để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, rụng tóc do nấm gây ra, bạn có thể sử dụng vỏ bưởi nấu làm nước gội đầu. Bên cạnh mùi thơm dễ chịu, các tinh chất có trong vỏ bưởi cũng có thể tiêu diệt được bào tử nấm, đồng thời kích thích tóc mọc khỏe và dày hơn. Do đó, bạn nên áp dụng cách này 3 lần/tuần để đem lại hiệu quả tốt.
Trị nấm da đầu bằng thuốc:
Nếu nấm da đầu vẫn tiến triển nặng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị. Khi sử dụng thuốc bôi diệt nấm bạn sẽ phải cắt bỏ một phần tóc. Trong trường hợp, da đầu bị bội nhiễm do vi khuẩn thì bạn có thể sử dụng thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ, kèm theo thuốc uống kháng sinh toàn thân.
Nếu vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc uống chống nấm da đầu như: Griseofulvin, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,… Trong đó Griseofulvin sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong vòng 6 - 8 tuần. Để hấp thụ tốt hơn, người bệnh nên ăn nhiều chất béo trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, khi sử dụng người bệnh có thể gặp phải các cơn đau bụng, buồn nôn.
Mặc dù thời gian điều trị ngắn hơn, chỉ từ 2 - 4 tuần nhưng Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine có thể gây rối loạn tiêu hóa, do đó nên cân nhắc trước khi dùng. Mỗi loại nấm sẽ sử dụng thuốc khác nhau do đó, bạn nên lựa chọn và sử dụng thuốc đúng liều lượng. Khi bị nấm do Microsporum thì bạn nên lựa chọn Griseofulvin, còn nếu bị nấm Trichophyton thì Terbinafine sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Nếu nấm da đầu vẫn tiến triển nặng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm nhiều phương pháp trị nấm da đầu hiệu quả. Để giảm thiểu nguy cơ nấm lây lan hoặc tái phát, bạn nên gội đầu sạch sẽ, hạn chế cào gãi mạnh khi ngứa,… Đặc biệt, bạn nên nâng cao sức đề kháng bằng cách tập thể dục đều đặn và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C mỗi ngày.