Nằm giữa những ngôi nhà phố đông đúc của Thủ đô, Nhà Chán trở thành điểm nhấn độc đáo trong cảnh Hà Nội nhộn nhịp. Kiến trúc của nó thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống.
Nhà Chán sở hữu kiến trúc hiện đại kết hợp một cách tinh tế với các yếu tố trang trí mang hơi thở của quá khứ
Diện tích tổng của Nhà Chán là 295m2 với 3 tầng và một mái. Thiết kế của ngôi nhà hướng đến không gian ấm cúng, yên bình, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống của kiến trúc Việt Nam. Vật liệu được sử dụng bao gồm gỗ sồi, đá terrazzo, và nhôm kính, tạo nên một không gian gần gũi và ấm áp.
Tầng 1 của Nhà Chán được sử dụng làm không gian sinh hoạt chung của gia đình, với sân vườn được bố trí phía trước và phía sau để tạo cảm giác thông thoáng và ánh sáng tự nhiên. Điều đặc biệt ở Nhà Chán là không gian được phân chia không thông qua các bức tường mà qua các cột cao, tạo nên một không gian mở rộng và thoáng đãng.
Phòng khách của Nhà Chán được bố trí với các mức độ cao khác nhau, tạo điểm nhấn thú vị cho không gian
Phòng khách, nhà bếp và khu ăn được kết nối một cách liền mạch, với không gian bên trong không được ngăn cách hoàn toàn với sân vườn bên ngoài nhờ vào cửa kính
Khu vực ăn được thiết kế với phong cách ngồi trên sàn, với phần tường ốp gỗ mang lại không gian cổ điển
Bàn ăn được đặt gần cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên
Vẻ đẹp tự nhiên của các đường vân gỗ tạo nên sự gần gũi và ấm áp
Từ phòng ngủ tầng 2, có thể nhìn xuống sân sau, gia đình có thể sắp xếp một góc trà để thư giãn và nghỉ ngơi
Sự thay đổi về cao độ sàn tạo ra không gian linh hoạt và phong phú hơn
Khu vực cầu thang được lắp đặt vách kính để bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong gia đình
Những chiếc đèn treo giống như những chú đom đóm lung linh
Sàn và tay vịn cầu thang được lát bằng gạch terrazzo, tạo điểm nhấn cổ điển và hài hòa với không gian tổng thể của ngôi nhà
Tầng 2 bao gồm phòng ngủ chính dành cho chủ nhà, kết hợp với phòng thay đồ và phòng tắm riêng. Phòng ngủ có ban công rộng, tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cả đường phố và vườn sau
Các chi tiết gỗ trang trí được sử dụng một cách tinh tế, không làm cho không gian trở nên cứng nhắc
Miếng gỗ sồi được sử dụng để trang trí đầu giường với sự tinh tế trong cách trổ trên bề mặt
Để tường không trống trải, chủ nhà treo bức tranh Đông Hồ “Cá chép trông trăng” - một biểu tượng gần gũi trong văn hóa Việt Nam
Phòng ngủ chính ở tầng hai có ban công rộng rãi, tạo không gian thoáng đãng và mở ra không gian ngoại cảnh
Cửa sổ của phòng có hình dạng tròn, với khung nhôm xếp lớp lên nhau giống như hình đồng xu cổ điển, tạo nên một điểm nhấn độc đáo
Phần gỗ ốp cạnh cửa sổ có thể được sử dụng như chỗ ngồi thư giãn và nghỉ ngơi cho chủ nhà
Phòng thay đồ của chủ nhà được đặt ngay ngoài phòng ngủ chính, với tủ gỗ nâu làm điểm nhấn trong không gian chủ đạo màu trắng của phòng thay đồ
Phòng thay đồ được lát bằng gạch terrazzo thay vì gỗ, tạo ra sự độc đáo so với phòng ngủ chính
Tầng 3 bao gồm 2 phòng ngủ nhỏ cho các thành viên khác trong gia đình. Mỗi phòng đều có phòng thay đồ riêng, và một phòng có ban công trong khi phòng còn lại có cửa sổ lớn nhìn ra vườn. Gia chủ đã thiết kế phòng vệ sinh và phòng tắm chung ở bên ngoài
Phòng ngủ được thiết kế đơn giản, với sàn, kệ, giường và tủ đầu giường đều được ốp bằng gỗ, tạo ra một không gian ấm áp và thoải mái
Một phòng ngủ khác ở tầng 3 có cửa sổ thiết kế giống như phòng ngủ chính
Tổng thể của ngôi nhà tạo ra sự tương phản tốt giữa màu sắc của vật liệu và các đồ trang trí bên trong
Bố cục tầng 1 của Ngôi nhà Chán
Thiết kế tầng 2 của ngôi nhà
Kết cấu tầng 3 của ngôi nhà
Nguồn thông tin: Tổng hợp