Biên soạn bởi: Dave Roos
Liên kết gốc: Làm thế nào Tuyên Ngôn Độc Lập đã Sinh Ra Quốc Gia Hoa Kỳ
Người phiên dịch: Lã – Nhà Máy PHỤ
Abraham Lincoln hiểu rõ rằng Tuyên ngôn độc lập là một tài liệu chính trị cực kỳ quan trọng.
'Chưa từng có một quan điểm chính trị nào của tôi đi ngược lại với những điều được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập' - theo lời phát biểu của Lincoln trong một buổi diễn thuyết trực tiếp trước đêm nhậm chức đầu tiên của mình. 'Tôi thường tự hỏi , nguyên tắc hay ý tưởng vĩ đại nào đã giữ cho Liên minh này có thể gắn kết để tồn tại lâu như vậy. Đó không đơn thuần là vấn đề tách rời các thuộc địa khỏi chính quốc; mà đó còn là tư tưởng được nêu lên trong Tuyên ngôn độc lập - điều mà, tôi mong ước, không chỉ mang lại tự do cho người dân của đất nước này mà còn tác động tới cả thế giới, và cả trong tương lai.'
Lincoln, một trong những nhà lãnh đạo và hoạt động dân quyền Mỹ, đã thách thức quốc gia này phải tuân theo các nguyên tắc căn bản được nêu trong Tuyên ngôn độc lập: 'Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và mặc nhiên được quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.'
Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn độc lập có nhiều hơn chỉ một câu tuyên bố đơn giản. Với 1,337 từ, Thomas Jefferson và các thành viên trong Quốc hội Lục địa đã mô tả tình trạng của người Mỹ và thế giới, bày tỏ rằng họ đã bị lạm dụng và bắt nạt dưới thời vua George III, và rằng Quốc hội Anh đã cố gắng cướp đi quyền tự do của họ. Những thực dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc tách khỏi Anh và tự tuyên bố là 'các quốc gia tự do và độc lập'.
Những gì có trong Tuyên ngôn độc lập?
Tuyên ngôn độc lập được chia thành năm phần chính. Phần giới thiệu bao gồm một câu văn dài, với chức năng làm bản lề cho các lập luận triết học và lời kêu gọi độc lập trong 'tiến trình lịch sử của nhân loại' với vai trò là yếu tố 'trọng yếu' của 'quy luật của tự nhiên.'
Tiếp theo là câu dẫn mở, bắt đầu bằng những lời văn bất hủ 'Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng...' được gói gọn chỉ trong năm câu (202 từ,) để vạch ra toàn bộ triết lý của chính phủ Mỹ. Cụ thể là, 'chỉ' chính phủ có quyền khi có 'sự đồng thuận của người bị quản lý, ' cũng như người dân có quyền tham gia tổ chức bộ máy chính quyền dựa trên các nguyên tắc 'có khả năng cao nhất trong việc tác động tới sự an nguy và niềm hạnh phúc của họ'.
Phần thứ ba và cũng là phần dài nhất của Tuyên ngôn nêu ra danh sách những bất bình đối với George III, người mà Jefferson cả gan gọi là 'bạo chúa'. Dựa theo nhiều tài liệu tiếng Anh từ lâu đời như Magna Carta (1215) và Kiến nghị về quyền lợi (1628), bản cáo trạng dài miên man về việc nhà vua lạm dụng các quyền tất yếu của thực dân được đưa ra như những “minh chứng” cho vấn đề độc lập.
Tiếp sau đó là một đoạn ngắn, tập trung vào việc làm sáng tỏ cáo buộc về nhà vua đối với người dân Anh, những người đã bị phớt lờ lời oan trái của chính 'đồng bào của họ' và 'bỏ ngoài tai tiếng nói của công lý'. Vì lý do này, người Mỹ không có lựa chọn khác ngoài việc coi những người đồng bào cũ của họ là 'kẻ thù thời chiến, bạn bè thời bình'.
Phần cuối cũng là kết luận về vấn đề thực dân được viết bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn phổ biến trong các tài liệu chính trị. Nó kết thúc bằng một lời tuyên bố cảm xúc lan tỏa qua nhiều thế hệ: 'Với sự ủng hộ cho bản Tuyên ngôn này, cùng với sự bảo hộ của Thượng đế, chúng ta cam kết về cuộc sống, vận mệnh và danh dự thiêng liêng của mỗi cá nhân.'
Một tài liệu, bốn đối tượng nghe
John Kaminski, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hiến pháp Hoa Kỳ tại Đại học Wisconsin-Madison, giải thích rằng Tuyên ngôn độc lập được viết cho một số khán giả chính trị quan trọng ở quốc gia trẻ này.
Đối tượng nghe đầu tiên là người dân Mỹ, vẫn chia thành hai nhóm Trung thành và Yêu nước. Bản Tuyên ngôn độc lập trình bày về nguồn gốc của sự độc lập một cách công bằng, và giá trị của tự do là điều mà mọi người Mỹ nên đề cao.
Đối tượng nghe thứ hai là Anh Quốc, bao gồm cả dân và chính phủ. Như tên gọi ngụ ý, bản Tuyên ngôn độc lập không cần sự chấp thuận của Anh - nó tuyên bố độc lập là 'điều đang diễn ra và đây là lý do vì sao chúng tôi thực hiện điều này.'
Người nghe thứ ba không rõ ràng về vai trò của mình, bao gồm tất cả các quốc gia đối địch với Anh. Kaminski nói rằng đặc biệt là Pháp và Tây Ban Nha đang 'rất lo lắng' về Anh và mong đợi một cuộc xung đột với vua George.
'Một trong những điều mà Pháp và Tây Ban Nha đang lo lắng là việc tham gia vào một liên minh quân sự hoặc thương mại với người Mỹ chỉ để chứng kiến họ rút lui và hoà giải với Anh,' Kaminski nói. 'Pháp và Tây Ban Nha chỉ muốn nhìn thấy một khoản hỗ trợ, trong khi Tuyên ngôn Độc lập nói rằng chúng tôi không còn ủng hộ Anh nữa. Kết thúc thôi.'
Vị người nghe cuối cùng là hậu thế. Những người sáng lập biết rằng họ đang tạo ra một tài liệu tiên tiến, mở ra tiềm năng cho một loại hình tổ chức dân chủ hoàn toàn mới.
'Họ đã viết cho chúng ta ở tương lai,' Kaminski nói. 'Họ muốn cho thấy động cơ và lý do tại sao họ hành động mạnh mẽ như vậy.'
Nếu 'Mọi người sinh ra đều bình đẳng',
thì tại sao vẫn tồn tại
của tình trạng nô lệ?
Đối với độc giả hiện đại, đây là một trong những mâu thuẫn rõ rệt nhất trong Tuyên ngôn, khi các nhà sáng lập có thể tuyên bố rằng 'mọi người sinh ra đều bình đẳng' trong khi vẫn chấp nhận chế độ nô lệ và từ chối quyền công dân cơ bản của người da đen và phụ nữ.
Tuy nhiên, Kaminski nói với độc giả thế kỷ 18 rằng không có mâu thuẫn như vậy. Họ sẽ hiểu rằng Jefferson đã viết một cách triết học. Nói cách khác, tất cả đàn ông và phụ nữ đều được sinh ra bình đẳng trong mắt Chúa, ngay cả khi họ không bình đẳng trên trái đất này.
Jefferson cũng có thể đã nói về các tầng lớp xã hội, so sánh người Mỹ như 'bình đẳng' với 'tất cả những người khác'. Ít nhất đó là những gì Jefferson đã nhận được trong phần giới thiệu khi ông khẳng định rằng 'trong số những quyền năng của trái đất', những người thuộc địa chiếm một vị trí 'cách biệt và bình đẳng'.
Thú vị là, những người theo chủ nghĩa ly khai Liên minh miền Nam thế kỷ 19 tin rằng những người sáng lập có ý nói mọi người, bao gồm những người da đen tự do và nô lệ, đều được tạo ra bình đẳng, đây cũng là lý do tại sao miền Nam lại phải tách khỏi Liên minh.
Liệu Jefferson có phải là tác giả duy nhất của
Tài liệu
Tuyên ngôn chứng minh điều gì?
Vào ngày 7 tháng 6 năm 1776, 'Ủy ban năm người' được giao nhiệm vụ soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập: Roger Sherman, Benjamin Franklin, Thomas Jefferson, John Adams và Robert Livingston. Một khi nội dung của tài liệu được thống nhất, họ sẽ tranh luận về việc ai nên viết bản thảo đầu tiên.
Jefferson muốn Adams viết bản thảo đó, nhưng đại biểu Massachusetts đã từ chối theo phong cách màu mè điển hình của ông. Trong một bức thư năm 1822, Adams đã kể lại cách ông thuyết phục Jefferson làm điều đó.
Các nội dung nào đã bị lược bỏ khỏi Tuyên ngôn?
s
Tự do đích thực là gì?
Phiên bản ban đầu của Jefferson, ra đời sau hơn ba tuần ông ẩn mình trong nhà trọ ở Philadelphia, đã được Quốc hội lục địa chỉnh sửa rất nhiều. Trong phần mở đầu của phiên bản này, ông nhấn mạnh rằng những sự thật không chỉ đơn thuần là 'rõ ràng' mà còn phải là 'thiêng liêng và không thể phủ nhận.' Những người sáng lập đã thêm lời hô hoán ấy vào phần “Divine Providence” (tạm dịch: sự trời ban) ở dòng cuối.
Tuy nhiên, điều quan trọng và rõ ràng nhất phải kể đến là việc loại bỏ hoàn toàn một phần văn bản dài về giao dịch nô lệ Đại Tây Dương. Jefferson, một học giả đã gọi đây là 'vấn đề phức tạp đáng sợ' về nô lệ, đã lên án Vua George vì từ chối lời kêu gọi của một số người thuộc địa để hạn chế hoặc ngăn chặn hoạt động buôn bán nô lệ từ châu Phi.
Jefferson viết trong bản thảo ban đầu, 'Ông ấy đã tiến hành cuộc chiến tàn bạo chống lại bản tính con người, vi phạm quyền sống và tự do thiêng liêng nhất của những người xa xứ chưa từng xúc phạm ông, đưa họ vào chế độ nô lệ ở một bán cầu khác, hoặc gây ra cái chết khốn khổ trong quá trình truân chuyển.'
Adams đặc biệt thích phần này trong bản thảo của Jefferson, nhưng ông cũng biết trước rằng nó sẽ bị loại bỏ.
Adams viết: 'Tôi ngưỡng mộ cách Jefferson thể hiện sự kiêu hãnh cũng như chuỗi các diễn văn được trình bày, đặc biệt là các phần nói về Chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ. Mặc dù tôi biết những nguyên tắc ở miền Nam của ông ấy sẽ không bao giờ được chấp nhận ở Quốc hội, tôi chắc chắn không bao giờ chống lại.'
Tuyên ngôn Lãn tỏa
quyền năng
vang dội
khắp
thế giới
phủ sóng
Tuyên bố Độc lập không được ký vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, như nhiều người vẫn nghĩ. Hội nghị lục địa lần thứ hai đã thông qua nghị quyết về sự ly khai một cách hợp pháp khỏi Anh vào ngày 2 tháng 7. Tuy nhiên, tài liệu này được in vào ngày 4 tháng 7, đó mới thực sự là ngày được ghi trong bản Tuyên ngôn.
Như Lincoln đã nói, Tuyên bố Độc lập không chỉ là một văn kiện của Mỹ; nó là một tuyên bố về tự do, được chia sẻ bởi mọi người dân tự do. Từ năm 1776, đã có 120 tuyên bố Độc lập được các quốc gia và dân tộc có chủ quyền khác ban hành.
Jefferson hy vọng điều này sẽ trở thành hiện thực, như ông viết trong một lá thư gửi cho một người bạn vào năm 1795: 'Quả bóng tự do này ... hiện đang thực hiện tốt và sẽ lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Hoặc ít nhất là tinh thần của nó, vì ánh sáng và tự do luôn đi cùng nhau.'