Tận dụng tối đa ánh sáng và gió, Fabric House đã trở thành điểm đến thông thoáng, mát mẻ cho cả gia đình. Sự kết hợp hài hòa các giải pháp kiến trúc sáng tạo, bền vững đã giúp ngôi nhà vượt qua nhược điểm của vị trí và mặt tiền hướng chính Tây.
Fabric House tọa lạc trong một khu dân cư đóng cửa ở TP.HCM, với mặt tiền hướng Tây thường nhận được gió mùa và ánh nắng mạnh quanh năm. Khi lên ý tưởng thiết kế ngôi nhà, nhóm kiến trúc sư không chỉ đối mặt với thách thức sáng tạo mà còn phải tiếp cận môi trường tự nhiên một cách bền vững.
Để giảm thiểu tác động của nắng hướng Tây, thiết kế của Fabric House mở rộng không gian phía trước ở mỗi tầng. Cụ thể, tầng trên sẽ vươn ra so với tầng dưới khoảng 2,5m, tạo thành một hình dạng giống như phễu ngược.
Không chỉ tạo ra ấn tượng thị giác, thiết kế hình phễu ngược còn giúp giảm bớt tác động của nắng nóng hướng Tây vào không gian sống trong Fabric House.
Ngoài ra, nhóm kiến trúc sư còn áp dụng một chuỗi giải pháp được gọi là “lớp layer chống nóng”.
Lớp đầu tiên được gọi là “green layer” là lớp “rèm xanh” che chắn cho mặt tiền. Cây xanh được trồng xuống phía trước như một hàng rào che mát, làm giảm ánh nắng trực tiếp và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Kết hợp với các khu vườn xanh tạo nên không gian sống mát mẻ và dễ chịu.
Lớp 'green layer' tạo ra vẻ đẹp sống động, tươi mới cho Fabric House.
Các hàng cây leo rủ giúp giảm nhiệt độ và bảo vệ sự riêng tư cho gia đình.
Lớp thứ hai là 'fabric layer', là hệ thống lam gỗ thông minh được bố trí trên bề mặt của ngôi nhà. Việc sử dụng lam gỗ không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn giảm đến 50% lượng nắng trực tiếp vào nhà, đồng thời duy trì không khí thoáng đãng trong suốt ngôi nhà.
Trong việc chọn vật liệu xây dựng, Fabric House tập trung vào việc sử dụng các thành phần tự nhiên như đá sa thạch, gỗ tự nhiên và cây xanh để tạo ra không gian sống gần gũi và ấm cúng.
Mặt tiền của Fabric House được làm bằng các vật liệu địa phương như đá sa thạch và gỗ tự nhiên.
Cửa kéo làm từ lam gỗ mang lại cảm giác gần gũi và mộc mạc.
Khu vườn nhỏ được trồng các loại cây mà gia đình yêu thích.
Gỗ tự nhiên và cây xanh không chỉ là phần của 'green layer' mà còn là điểm nhấn nghệ thuật, tạo ra không gian sống hòa mình với thiên nhiên.
Không gian bên trong của Fabric House mang đến cảm giác yên bình và tĩnh lặng, đối lập hoàn toàn với diện mạo ấn tượng của mặt tiền. Mỗi phòng được bố trí sao cho tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên tối đa. Đồ đạc nội thất được sắp xếp một cách tinh tế để tối ưu hóa không gian và kết nối với thiên nhiên bên ngoài.
Các không gian sống được sắp đặt để tận dụng tối đa gió và nắng, tạo ra sự liên kết hoàn hảo giữa ngoại thất và nội thất.
Lớp vỏ làm từ gỗ không chỉ đảm bảo sự riêng tư mà còn cho phép ánh sáng tự nhiên lưu thông vào phòng khách.
Bộ sofa da màu xanh gợi nhớ về hình ảnh của lá cây.
Cầu thang được sơn màu bê tông đơn giản, mang lại cảm giác gần gũi.
Tầng trên được thiết kế với bậc thang hở không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn cải thiện sự lưu thông không khí trong ngôi nhà.
Trên mái cầu thang có một giếng trời được làm bằng kính, giúp chiếu sáng cho toàn bộ ngôi nhà.
Sự kết hợp với tường kính giúp ánh sáng được phản xạ rộng hơn.
Tầng thượng được lát sàn bằng gỗ, rộng rãi ánh sáng và các khu vực xanh mướt.
Việc sử dụng gạch hoa gió tạo ra những cảnh quan đẹp mắt.
Fabric House lấy cảm hứng từ các giải pháp đơn giản và hình khối vuông, tạo ra không gian sống linh hoạt và thân thiện với môi trường. Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là một không gian sống tinh tế và thân thiện với tự nhiên, nơi gia chủ có thể thư giãn và kết nối với thiên nhiên.
Các bản vẽ thiết kế của Fabric House.
Nguồn: Sưu tầm.