Nhạc Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của vùng đất Huế, Việt Nam, thường được biểu diễn trong các cung điện và buổi tiệc của giới quý tộc yêu thích nghệ thuật. Không gian biểu diễn Ca Huế thường được giới hạn với số lượng người biểu diễn và khán giả không nhiều. Một dàn nhạc Ca Huế thường có từ 5 đến 6 nhạc công cùng 4 đến 5 nhạc cụ. Biểu diễn Ca Huế là dịp để các văn nhân, tài tử gặp gỡ và thưởng thức nền âm nhạc tinh tế. Đây là một trong những hình thức âm nhạc cổ điển nổi bật trong di sản âm nhạc của Việt Nam, gần gũi với ca trù và phát triển từ nền nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình.
Di sản lịch sử
Nhạc Ca Huế đã xuất hiện từ thế kỉ 17 và phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Theo một số tài liệu, vua Tự Đức là người yêu thích Nhạc Ca Huế và đã sáng tác tác phẩm 'Tứ đại cảnh', nhờ đó mà nhạc Ca Huế được triều đình quan tâm và khuyến khích. Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển rực rỡ của nhạc Ca Huế, lan rộng đến Nam Bộ và góp phần quan trọng trong sự hình thành của đờn ca Tài tử tại miền Nam.
Ca Huế xuất phát từ hát cửa quyền trong cung đình, với phong cách diễn xướng tinh tế dành cho giới quý tộc yêu thích nghệ thuật. Qua thời gian, hình thức hát thính phòng này dần trở nên phổ biến hơn, dễ tiếp cận với đông đảo công chúng.
Vào năm 2015, Ca Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 08 tháng 6 năm 2015.
Nguồn tài liệu
- Tô Vũ (2002). Âm nhạc Việt Nam truyền thống & hiện đại. Viện Âm nhạc. OCLC 166376506.
Âm nhạc cổ truyền của người Kinh | |
---|---|
Dân ca Việt Nam | |
|