Nhạc cụ gõ | |
---|---|
Loại | nhạc cụ gõ bằng tay |
Phân loại của Hornbostel–Sachs | 111.11 (Concussion sticks) |
Âm vực | |
Single note |
Phách (hay thanh phách) là một nhạc cụ tạo ra âm thanh vang, được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc và múa từ lâu đời trên toàn thế giới. Vai trò của phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, người hát hoặc múa. Trong cải lương, phách có nhịp đơn giản, còn trong các dàn nhạc sân khấu thì phức tạp và biến tấu hơn.
Phách bản (tiếng Trung: 拍板; bính âm: pāibǎn) là một loại phách được chế tác từ các miếng gỗ hoặc tre, được sử dụng trong nhiều thể loại âm nhạc Trung Quốc. Có nhiều loại phách bản khác nhau, thường được gọi tắt là bản (tiếng Trung: 板; bính âm: bǎn), bao gồm đàn bản (檀板, nghĩa là 'phách đàn hương'), mộc bản (木板, nghĩa là 'phách gỗ'), hoặc thư bản (书板). Các vật liệu chính làm phách bản gồm tử đàn (紫檀 - gỗ đàn hương đỏ), hồng mộc (红木), và lê hoa mộc (梨花木, gỗ hoa lê), hoặc tre, với các thanh tre hoặc gỗ được buộc lỏng lẻo bằng dây ở một đầu. Phách bản được giữ theo chiều dọc và gõ chéo vào nhau để tạo âm thanh lách cách.
Tên gọi và lịch sử ở Việt Nam
Phách có nhiều tên gọi tùy theo loại và thể loại âm nhạc. Trong hát xẩm, phách được gọi là cặp kè; trong cải lương và dàn nhạc tài tử, nó được gọi là song lang; trong ca Huế, phách được gọi là sênh (sênh tiền). Sự đa dạng này bắt nguồn từ việc người xưa sử dụng hai thanh tre hoặc gỗ đập vào nhau để tạo ra âm thanh đặc trưng, một cách làm có từ thời kỳ đồ đá trước khi phách hiện đại ra đời.
Gõ phách
tiếng gõ phách
| |
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Thành phần cấu tạo
Phách trong ca trù
Bộ phách ca trù bao gồm bàn phách, tay ba, và hai lá phách. Bàn phách là một miếng tre dài khoảng 30 cm và rộng khoảng 4 cm, có hai đầu mấu tre giúp nâng cao mặt bàn phách. Hai lá phách là các dùi gõ kép, được cầm và đập vào mặt bàn phách để tạo âm thanh. Tay ba là một dùi gõ làm từ gỗ mít, dài tương đương với hai lá phách, được cầm bằng tay trái khi sử dụng.
Phách 2 lá
Khi gõ phách 2 lá vào bàn phách, âm thanh phát ra có đặc điểm nhòa, bẹt và hơi đục. Ngược lại, khi sử dụng tay ba gõ vào bàn phách, âm thanh sẽ trong, gọn và dòn. Ta có thể phân biệt giữa các âm thanh như tiếng trong và đục, mạnh và nhẹ, cao và thấp, dương và âm. Âm thanh của phách ca trù Việt Nam rất đặc trưng và không có nước nào trên thế giới sử dụng phách theo cách như vậy.
Phách bản Trung Quốc thường được kết nối với nhau bằng một sợi dây và thường làm từ gỗ trắc hoặc gỗ cẩm lai. Chúng chủ yếu được sử dụng trong Kinh kịch hoặc côn khúc.
Trong Đạo Cao Đài, có loại phách gọi là 'nhịp sanh'. Nhịp sanh được chế tạo từ gỗ trắc hoặc cẩm lai, với một mặt phẳng và một mặt mô. Chúng thường dùng để nhịp cho dàn 'đồng nhi' hoặc 'ban nhạc lễ' để đồng bộ âm thanh. Nhịp sanh đòi hỏi kỹ thuật cầm đặc biệt; nếu không cầm đúng cách, âm thanh sẽ không rõ ràng. Khi cầm đúng, âm thanh của nhịp sanh có thể nghe rõ từ khoảng cách 1–2 km. Các thợ mộc cần tinh chỉnh cặp nhịp sanh sao cho vừa tay, không quá nhỏ hay quá lớn, và không có sự chênh lệch về độ dày giữa các chiếc. Lựa chọn gỗ cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh. Thông thường, người dùng không sơn hay đánh bóng nhịp sanh vì điều đó làm giảm độ đồng đều và chất lượng âm thanh. Sau thời gian sử dụng, gỗ sẽ tự nhiên bóng lên và tạo vẻ đẹp tự nhiên.
Biểu diễn
Phách có cấu tạo đơn giản nhưng cách sử dụng rất đa dạng, bao gồm các phương pháp chính như sau:
Phách đôi (phách 2 lá)
Khi chơi clave, nguyên tắc cơ bản là để ít nhất một trong số chúng cộng hưởng. Kỹ thuật phổ biến là giữ nhẹ ngón cái và ngón tay không thuận của bàn tay, với lòng bàn tay hướng lên, tạo ra một buồng cộng hưởng cho âm thanh. Giữ clave trên đầu móng tay giúp âm thanh trở nên rõ ràng hơn. Tay kia cầm clave bằng tay thuận, với độ bám chắc chắn hơn, giống như cầm dùi trống. Khi kết thúc nhịp, người chơi gõ clave vào trung tâm của bàn phách. Theo truyền thống, phách mạnh gọi là el macho ('nam') và phách nhẹ gọi là la hembra ('nữ'). Thuật ngữ này được dùng trong phương Tây để chỉ phách gỗ. Nhịp được tạo ra bằng cách giữ một thanh phách giữa ngón cái và hai ngón tay đầu tiên, và xen kẽ áp lực giữa các ngón tay để di chuyển phách qua lại. Hai thanh phách đập vào nhau tạo ra âm thanh vang vọng làm nhịp. Điều này tương tự như việc trẻ em vỗ tay và hát theo nhịp tay vỗ để tạo tiết tấu, như trong bài hát 'Một con vịt' (dấu + biểu thị tiếng đập phách trong câu hát):
'+Một con +vịt xoè ra +hai cái +cánh...'
Trẻ sẽ thực hiện gõ phách theo các câu dưới đây.
Tại các trường học, đặc biệt là ở cấp 1 và cấp 2 ở Việt Nam, học sinh được giáo viên hướng dẫn gõ phách theo tiết tấu của bài hát trong giờ âm nhạc. Điều này không chỉ làm cho bài học thêm sinh động mà còn giúp trẻ nhớ lâu và nhanh hơn về nhạc lý cơ bản. Đôi phách này có giá thành rất phải chăng, thường được làm từ miếng gỗ lim và được phủ sơn.
Phách ca trù
-Ngón rục : sử dụng tay ba gõ nhẹ và nhanh trên bàn phách hai lần, sau đó là phách 2 lá gõ một lần. Ba âm thanh liên tiếp này gọi là tiếng rục.
-Ngón chát : tay ba và phách 2 lá cùng gõ xuống bàn phách (phách 2 lá gõ nhanh hơn một chút). Gõ xong không nhấc lên ngay nên âm thanh có phần chát và hơi thô.
-Ngón vê : tay ba và phách 2 lá luân phiên gõ nhanh trên bàn phách hoặc tay ba được nâng cao đối diện bàn phách. Phách 2 lá được đưa vào giữa và gõ xuống bàn phách rồi nảy ngược nhanh gõ vào tay ba (hiếm khi sử dụng).
Phách bản Trung Quốc
Do 2 lá phách được kết nối chắc chắn bằng dây, khi chơi, nhạc công thường giữ phách bằng một tay và dùng gậy đánh trống bằng tay còn lại. Âm thanh phát ra khi gõ cạnh và mặt của phách vào 2 thanh sẽ giống như tiếng guốc kêu lộc cộc.
Chú thích
Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam | |
---|---|
Dây (Đàn bầu • Đàn đáy • Đàn nhị/Đàn hồ • Đàn tam • Đàn tranh • Đàn tứ • Đàn tỳ bà • Đàn nguyệt • Đàn sến • Guitar phím lõm • Tam thập lục • Trống quân) Màng rung (Trống bản • Trống bộc • Trống cái • Trống cơm • Trống chầu • Trống chiến • Trống đế • Trống mảnh • Trống khẩu • Bồng) Hơi (Kèn bầu • Tù và • Sáo trúc • Tiêu) Tự thân vang (Biên chung • Chiêng • Chũm chọe • Chuông • Khánh/Biên khánh • Mõ • Phách • Sênh sứa • Sênh tiền • Song lang • Thanh la • Tiu/Cảnh • Trống đồng) | |
Miền núi phía Bắc | Bẳng bu • Cò ke • Đao đao • Đàn môi • Đuống/Luống • Kèn lá • Khèn H'Mông • Linh • Pi cổng • Pí đôi/Pí pặp • Pí lè • Pí một lao • Pí phướng • Púa • Sáo H'Mông • Ta in • Tính tẩu • Trống nêm • Trống tang sành |
Bắc Trung Bộ | Abel • Khèn bè • Cr'tót • Ta lư |
Tây Nguyên | Cồng chiêng (Aráp • Knăh ring • M’nhum • T’rum • Vang) Trống cái (H'gơr • Pơ nưng yun) Alal • Bro • Chênh kial • Chiêng tre • Chapi • Đàn đá • Đing năm • Đinh đuk • Đing ktút • Đuk đik • Goong • Goong đe • K'lông pút • K’ny • Khinh khung • Pơ nưng yun • Rang leh • Rang rai • T'rưng • Ta pòl • Tol alao • Tông đing • Tơ đjếp • Tơ nốt |
Duyên hải Nam Trung Bộ | Trống Paranưng • Trống Ghinăng |
- ^ “ve dep cua nghe thuat ca tru”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Multiply.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2011. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.