Jazz | |
---|---|
Nguồn gốc từ loại nhạc | Blues, folk, marches, ragtime, nhạc cổ điển |
Nguồn gốc văn hóa | Đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ |
Nhạc cụ điển hình |
|
Hình thức phái sinh | Funk, jump blues, reggae, rhythm and blues, rock and roll, ska |
Tiểu thể loại | |
| |
Thể loại pha trộn | |
|
|
Sân khấu vùng | |
| |
Chủ đề liên quan | |
| |
2024 in jazz |
"Amazing Grace" (phiên bản hát jazz)
"Amazing Grace" của the United States Air Force Band phiên bản hát jazz
| |
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Jazz là một thể loại âm nhạc phát triển từ cộng đồng người châu Phi ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Jazz nổi bật ở nhiều khu vực trên nước Mỹ với phong cách âm nhạc độc lập phổ biến thời bấy giờ; kết nối giữa âm nhạc gốc châu Âu và gốc Phi với xu hướng biểu diễn. Với hơn 100 năm lịch sử, từ thời kỳ ragtime cho đến nay, việc định nghĩa chính xác về jazz rất khó khăn. Jazz thường mang tính ứng tác, sử dụng polyrhythm (phức điệu), nhấn lệch (syncopation) và nốt swing, cùng với những yếu tố của hòa âm châu Âu, âm nhạc đại chúng Mỹ, và các yếu tố âm nhạc châu Phi như nốt blue và ragtime.
Jazz lan tỏa khắp toàn cầu, hiện diện trong mọi nền văn hóa âm nhạc của các quốc gia, vùng miền và khu vực, tạo ra nhiều phong cách độc đáo. Jazz New Orleans khởi đầu vào đầu thập niên 1910, kết hợp đội hình brass band quân đội, điệu quadrille, biguine, ragtime và blues với ứng tác phức điệu tập thể. Thập niên 1930 chứng kiến sự nổi bật của swing big band, Kansas City jazz, và Gypsy jazz. Bebop xuất hiện vào thập niên 1940, đưa jazz từ âm nhạc đại chúng thành 'âm nhạc của nhạc công', với nhịp độ nhanh và ứng tác dựa trên hợp âm. Cool jazz phát triển vào cuối thập niên 1940, mang đến âm nhạc mượt mà và điềm tĩnh với những giai điệu dài.
Thập niên 1950 chứng kiến sự xuất hiện của free jazz, khi nhạc công chơi mà không cần beat hay cấu trúc, cùng với hard bop, chịu ảnh hưởng từ rhythm and blues, nhạc Phúc âm và blues, đặc biệt ở phong cách chơi piano và saxophone. Modal jazz cũng ra đời vào những năm 1950, sử dụng mode làm nền tảng cho cấu trúc âm nhạc và ứng tác. Jazz-rock và jazz fusion xuất hiện vào cuối thập niên 1960 đến đầu 1970, kết hợp ứng tác jazz với phần nhịp (rhythm), nhạc cụ điện và âm thanh được khuếch đại từ rock. Thập niên 1980, smooth jazz trở nên phổ biến, nhận được nhiều lượt phát trên radio và sự chú ý từ công chúng.
Tên gọi và định nghĩa
Câu hỏi về nguồn gốc của từ jazz đã được nghiên cứu và có nhiều thông tin liên quan đến lịch sử của nó. Từ này bắt đầu [với nhiều cách viết khác nhau] như một từ lóng ở Bờ Tây vào năm 1912, được sử dụng với nhiều nghĩa nhưng không liên quan đến âm nhạc. Ý nghĩa âm nhạc đầu tiên của từ này được ghi nhận vào năm 1915 trong tờ Chicago Daily Tribune. Trong số báo ngày 14 tháng 11 năm 1916 của tờ Times-Picayune, có một bài viết về 'những ban nhạc jas', đánh dấu lần đầu tiên từ jazz được sử dụng trong ngữ cảnh âm nhạc tại New Orleans.
Rất khó để định nghĩa chính xác jazz, vì nó có hơn 100 năm lịch sử trải qua nhiều thời kỳ và bối cảnh khác nhau, từ ragtime cho đến jazz fusion chịu ảnh hưởng từ rock trong thập niên 2010. Nhà phê bình Joachim-Ernst Berendt cho rằng thuật ngữ jazz nên có định nghĩa rộng hơn, xác định rằng nó là 'một loại âm nhạc nghệ thuật xuất hiện tại Hoa Kỳ từ sự kết hợp giữa âm nhạc của người da đen và âm nhạc châu Âu'. Theo Robert Christgau, 'hầu hết chúng tôi sẽ đồng ý rằng việc tạo ra nghĩa mới đồng thời làm nới lỏng định nghĩa là tinh túy và hứa hẹn của jazz.'
Một định nghĩa bao quát tất cả các thời kỳ khác nhau của jazz được đề xuất bởi Travis Jackson: 'đây là loại âm nhạc có những đặc điểm như swing, ứng tác, tương tác trong nhóm, phát triển 'tiếng nói cá nhân', và mở rộng cho những khả năng âm nhạc khác.' Krin Gibbard cho rằng 'jazz là một cấu trúc' mà, mặc dù nhân tạo, vẫn hữu ích để chỉ 'một số loại nhạc có đủ nét chung để hiểu là một phần của một truyền thống [âm nhạc] nhất quán.'
Lịch sử
Nguồn gốc
Thập niên 1890–1910
Ragtime
Sự giải phóng nô lệ vào năm 1865 đã mang lại những cơ hội mới cho người Mỹ gốc Phi tự do. Dù còn nhiều hạn chế, nhiều người trong số họ đã tìm được vị trí trong ngành giải trí. Các nhạc công da đen đã có thể biểu diễn trong các buổi khiêu vũ, đoàn hát rong và vaudeville, dẫn đến sự hình thành nhiều ban nhạc. Các nhạc công piano da đen thường biểu diễn tại quán bar, câu lạc bộ và cả nhà thổ.
Ragtime đã trở nên nổi tiếng nhờ những nhạc sĩ như Ernest Hogan (một số ca khúc của ông trở thành hit vào năm 1895). Năm 1897, Vess Ossman đã thu âm một medley banjo solo mang tên 'Rag Time Medley'. Cũng trong năm này, nhạc sĩ người da trắng William H. Krell đã phát hành 'Mississippi Rag', bản nhạc piano ragtime không lời đầu tiên được sáng tác, và Tom Turpin ra mắt 'Harlem Rag', bản ragtime đầu tiên được giới thiệu bởi một người Mỹ gốc Phi.
Nhạc công piano Scott Joplin đã thu âm 'Original Rags' vào năm 1898, và năm 1899, ông cho ra mắt bản hit toàn cầu 'Maple Leaf Rag', một bản hành khúc ragtime bao gồm bốn phần với những đoạn 'theme' lặp lại. Cấu trúc của bản nhạc này đã trở thành nền tảng cho nhiều khúc nhạc rag khác.
Blues
New Orleans
Thập niên 1920 và 1930
Thời kỳ Jazz
Swing
Khởi đầu của nhạc jazz tại châu Âu
Thập niên 1940 và 1950
'Âm nhạc Mỹ'—tác động từ Ellington
Bebop
Vào đầu thập niên 1940, các nghệ sĩ bebop đã chuyển jazz từ thể loại nhạc đại chúng 'nhảy nhót' sang 'âm nhạc của nhạc công.' Những người có ảnh hưởng lớn trong phong cách bebop gồm Charlie Parker (saxophone), Bud Powell và Thelonious Monk (piano), Dizzy Gillespie và Clifford Brown (trumpet), cùng với Max Roach (trống). Do tính chất không phải để nhảy múa, bebop ít được ưa chuộng và kém thành công về mặt thương mại hơn.
Afro-Cuban jazz
Dixieland revival
Cool jazz
Cuối thập niên 1940, bebop đã nhường chỗ cho âm thanh nhẹ nhàng và mượt mà của cool jazz, thường có những giai điệu dài. Thể loại này phát triển tại New York và chiếm ưu thế trong nửa đầu thập niên 1950. Khởi đầu của cool jazz là album tổng hợp các đĩa đơn từ năm 1949 và 1950 do Miles Davis dẫn dắt, mang tên Birth of the Cool. Các bản thu cool jazz của những nghệ sĩ như Chet Baker, Dave Brubeck, Bill Evans, Gil Evans, Stan Getz và Modern Jazz Quartet mang âm sắc 'nhẹ nhàng' đối lập với nhịp độ và độ phức tạp của bebop.
Cool jazz sau này được liên kết với dòng nhạc West Coast jazz, nhưng cũng để lại dấu ấn tại châu Âu, đặc biệt là Scandinavia, nơi đã sản sinh ra nghệ sĩ saxophone tenor Lars Gullin và pianist Bengt Hallberg. Thể loại này cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của bossa nova, modal jazz và thậm chí free jazz.
Hard bop
Hard bop thực chất là sự mở rộng của bebop (hay 'bop'), kết hợp thêm ảnh hưởng từ rhythm and blues, nhạc Phúc âm và blues, đặc biệt trong phong cách chơi saxophone và piano. Hard bop hình thành vào năm 1953 và 1954, phát triển từ giữa thập niên 1950; sự ra đời của nó một phần phản ứng lại sự phổ biến của cool jazz vào đầu thập niên 1950. Bộ ngũ Art Blakey and the Jazz Messengers, do Art Blakey sáng lập (cùng với Horace Silver và Clifford Brown), cùng Miles Davis đã dẫn dắt phong trào hard bop.
Modal jazz
Free jazz
Thập niên 1960 và 1970
Latin jazz
Post-bop
Jazz post-bop là một phong cách âm nhạc jazz phát triển từ những thể loại 'bop' trước đó. Tiểu thể loại này có nguồn gốc từ các tác phẩm của John Coltrane, Miles Davis, Bill Evans, Charles Mingus, Wayne Shorter và Herbie Hancock. Thuật ngữ post-bop thường được sử dụng để chỉ jazz từ giữa thập niên 1960 trở đi, chịu ảnh hưởng nhưng không hoàn toàn giống với hard bop, modal jazz, avant-garde jazz và free jazz.
Nhiều album post-bop được ghi âm cho Blue Note Records, nổi bật bao gồm Speak No Evil của Shorter; The Real McCoy của McCoy Tyner; Maiden Voyage của Hancock; Miles Smiles của Davis; và Search for the New Land của Lee Morgan.
Soul jazz
Ảnh hưởng từ âm nhạc châu Phi
Jazz fusion
Jazz-funk
Các xu hướng khác
Thập niên 1980
Phục hưng jazz truyền thống
Smooth jazz
Vào đầu thập niên 1980, một dạng jazz fusion thương mại mang tên 'pop fusion' và 'smooth jazz' đã trở nên phổ biến. Điều này đã thúc đẩy sự nghiệp của nhiều ca sĩ như Al Jarreau, Anita Baker, Chaka Khan và Sade, cùng với các nhạc công saxophone như Grover Washington, Jr., Kenny G, Kirk Whalum, Boney James và David Sanborn. Smooth jazz thường có nhịp độ chậm (đa số các bài có nhịp từ 90 đến 105 BPM), với một nhạc cụ chính chơi giai điệu (saxophone, thường là soprano hoặc tenor, guitar điện legato cũng rất phổ biến).
Acid jazz, nu jazz và jazz rap
Acid jazz hình thành ở Anh vào những năm 1980 và 1990, chịu ảnh hưởng từ jazz-funk và nhạc điện tử. Các nghệ sĩ jazz-funk như Roy Ayers và Donald Byrd thường được coi là những người tiên phong của acid jazz.
Nu jazz chịu ảnh hưởng từ hòa âm và giai điệu jazz, nhưng thường thiếu khía cạnh ứng tác. Thể loại này có thể mang tính thử nghiệm với nhiều âm thanh và chủ đề khác nhau. Nó có thể kết hợp nhạc cụ biểu diễn với các beat của jazz house (như St Germain, Jazzanova và Fila Brazillia) hoặc tổ chức ban nhạc jazz ứng tác với các yếu tố nhạc điện tử (như The Cinematic Orchestra, Kobol và phong cách 'future jazz' Na Uy, dẫn đầu bởi Bugge Wesseltoft, Jaga Jazzist và Nils Petter Molvær).
Jazz rap xuất hiện vào cuối những năm 1980 và đầu 1990, mang ảnh hưởng của nhạc jazz vào hip hop. Năm 1988, Gang Starr cho ra mắt đĩa đơn đầu tay 'Words I Manifest', sử dụng đoạn nhạc mẫu từ 'Night in Tunisia' của Dizzy Gillespie, trong khi Stetsasonic phát hành 'Talkin' All That Jazz', lấy sample từ Lonnie Liston Smith. Album đầu tiên của Gang Starr, No More Mr. Nice Guy (1989) và 'Jazz Thing' cũng lấy mẫu từ Charlie Parker và Ramsey Lewis. Các tác phẩm hip hop khác có ảnh hưởng jazz bao gồm Straight Out the Jungle (1988) của Jungle Brothers, People's Instinctive Travels and the Paths of Rhythm (1990) và The Low End Theory (1991) của A Tribe Called Quest. Bộ đôi Pete Rock & CL Smooth đưa âm hưởng jazz vào album đầu tay Mecca and the Soul Brother (1992). Series Jazzmatazz của rapper Guru bắt đầu năm 1993, kết hợp nhạc sĩ jazz trong các bản thu âm.
Punk jazz và jazzcore
Với sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật từ post-punk ở London và New York, nhạc jazz đã tìm thấy nguồn cảm hứng mới. Tại London, The Pop Group bắt đầu kết hợp free jazz và dub reggae vào punk rock. Tại New York, No Wave lấy cảm hứng trực tiếp từ free jazz và punk. Ví dụ điển hình cho phong cách này là Queen of Siam của Lydia Lunch, James Chance and the Contortions (kết hợp Soul với free jazz và punk) và The Lounge Lizards (nhóm nhạc đầu tiên tự nhận là 'punk jazz').
John Zorn tập trung vào tốc độ và sự nghịch tai đặc trưng của punk rock, kết hợp phong cách này với free jazz qua album Spy vs. Spy ra mắt năm 1986, là tập hợp những bản cover của Ornette Coleman theo phong cách thrashcore. Cùng năm, Sonny Sharrock, Peter Brötzmann, Bill Laswell và Ronald Shannon Jackson thu âm album dưới tên Last Exit, kết hợp giữa thrash metal và free jazz. Những phát triển này chính là nguồn gốc của jazzcore, sự kết hợp giữa free jazz và hardcore punk.
M-Base
Thập niên 1990–2010
Bắt đầu từ thập niên 1990, các phong cách jazz trở nên phổ biến ngang nhau, không có thể loại nào nổi bật hơn hẳn. Mỗi nhạc công đều có thể thể hiện nhiều biến thể khác nhau của jazz. Pianist Brad Mehldau cùng với nhóm The Bad Plus đã lấy cảm hứng từ nhạc rock hiện đại, hòa quyện với nền tảng piano jazz truyền thống; họ cũng thực hiện các bản cover những bài hát nổi tiếng của nghệ sĩ rock. The Bad Plus còn kết hợp một số ảnh hưởng từ free jazz trong âm nhạc của họ. Avant-garde jazz và free jazz vẫn được duy trì nhờ sự cống hiến của các nghệ sĩ như Greg Osby và Charles Gayle.
Ngược lại, ngay cả một ca sĩ như Harry Connick, Jr. (người có mười album đứng đầu bảng xếp hạng jazz Mỹ) đôi khi cũng được xem là nhạc sĩ jazz, mặc dù âm nhạc của anh có rất ít yếu tố jazz và chủ yếu theo thiên hướng pop. Một số ca sĩ thành công thương mại nhờ sự kết hợp giữa jazz và pop/rock bao gồm Diana Krall, Norah Jones, Cassandra Wilson, Kurt Elling và Jamie Cullum.