1. Viêm lợi là gì?
Lợi răng hay nướu răng là mô mềm bao quanh răng, có vai trò bảo vệ và là điểm tựa vững chắc cho chân răng. Một hàng lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt và săn chắc.
Viêm lợi xảy ra khi các mảng bám và vi khuẩn từ thức ăn gây viêm, kích thích và làm sưng nướu răng. Dù viêm lợi không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu nướu răng, tổn thương và thậm chí là mất răng.
Viêm lợi là tình trạng thường gặp ở nhiều người
Viêm lợi phát triển qua hai giai đoạn chính là viêm lợi cục bộ và viêm lợi cận răng:
Viêm lợi cục bộ:
Lúc này, nướu sẽ sưng lên, chuyển thành màu đỏ, và có thể chảy máu nếu bị tác động, như khi đánh răng. Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây đau đớn nhiều và không ảnh hưởng lớn đến cấu trúc răng. Điều trị viêm lợi cục bộ không khó nhưng tỷ lệ tái phát cao.
Viêm lợi cận răng:
Trường hợp giai đoạn trên không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến lớp lợi và xương hàm bên trong lún xuống phía sau, tạo thành một lỗ hổng lớn xung quanh răng. Lỗ hổng này sẽ là nơi mắc kẹt thức ăn thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Lợi sẽ sưng lên, đỏ tươi, đau nhức, chảy máu nhiều và gây hôi miệng. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tụt lợi, phá hủy cấu trúc răng và xương hàm. Hậu quả là nguy cơ mất răng sẽ rất cao.
2. Các dấu hiệu của viêm lợi không thể bỏ qua
Viêm lợi có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng sau:
-
Khoang miệng có cảm giác đau nhức, sưng lợi;
-
Chảy máu và thấy xót mỗi khi đánh răng;
-
Miệng hôi;
-
Vị trí lợi sưng có màu đỏ hồng hoặc loét, mưng mủ;
-
Lung lay răng, giữa lợi và răng xuất hiện khe hở;
-
Có nhiều cao răng.
Dấu hiệu phổ biến của viêm lợi là đau nhức, sưng nướu trong khoang miệng
Bệnh gây nhiều phiền toái trong các hoạt động hàng ngày, đồng thời khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu với những cơn đau đớn, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
-
Hủy hoại mô cơ xương hàm, mất răng;
-
Nhiễm khuẩn có thể gây đau tim, viêm phổi, đột quỵ;
-
Phụ nữ bị viêm lợi khi mang thai có thể dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với trẻ của các bà mẹ không bị viêm lợi khi mang thai.
3. Các biện pháp điều trị viêm lợi an toàn và hiệu quả tại nhà
3.1. Sử dụng nước muối để chữa viêm lợi
Muối tinh thể giúp làm sạch và khử trùng vùng nướu bị viêm nhiễm một cách tự nhiên. Bệnh nhân nên súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày bằng nước muối ấm để mang lại các lợi ích sau:
-
Giảm sưng viêm khu vực nhiễm trùng;
-
Loại bỏ mảng bám thức ăn dễ bị kẹt giữa răng;
-
Cải thiện hơi thở;
-
Giảm nhiễm khuẩn và làm giảm đau nhức.
3.2. Điều trị viêm lợi bằng tinh dầu sả
Tinh dầu sả nên được pha loãng với nước và sử dụng để súc miệng hàng ngày từ 2 - 3 lần, hỗ trợ loại bỏ mảng bám và nâng cao hiệu quả trong điều trị viêm lợi.
Mặc dù an toàn nhưng do tính chất sát khuẩn mạnh mẽ của tinh dầu sả, trước khi sử dụng nên pha loãng 225ml nước với 2 - 3 giọt tinh dầu. Điều này giúp tránh kích ứng lợi.
3.3. Xoá tan các dấu hiệu viêm lợi bằng tinh dầu tràm trà
Các chuyên gia cho biết, tinh dầu tràm trà có thể ngăn ngừa chảy máu lợi một cách đáng kể. Thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng hoặc vào nước súc miệng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Các loại dầu thực vật như sả và tràm có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng viêm nướu
Lưu ý: Dầu tràm rất mạnh, có thể gây phản ứng nóng nhẹ, phát ban hoặc dị ứng. Do đó, người dùng nên pha loãng dầu thật kỹ, đặc biệt là lần đầu tiên sử dụng.
3.4. Chữa viêm nướu bằng nha đam
Theo nghiên cứu khoa học, thành phần của lá nha đam có tác dụng tương tự như chlorhexidine - một chất có công dụng chống viêm và loại bỏ mảng bám hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng gel nha đam tươi nguyên chất để súc miệng mỗi ngày.
3.5. Đinh hương và khả năng giảm viêm nướu hiệu quả
Hợp chất Eugenol trong đinh hương giúp làm tê tự nhiên và có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, đã được áp dụng để điều trị viêm nướu. Để giảm các triệu chứng của bệnh, bạn nên thấm một ít tinh dầu đinh hương vào bông mềm, sau đó chấm nhẹ vào chỗ viêm. Thực hiện điều này thường xuyên và bạn sẽ cảm thấy giảm viêm và giảm đau ngay sau đó.
Đinh hương cũng hỗ trợ ngăn ngừa mảng bám và điều trị hôi miệng an toàn và hiệu quả. Nếu bạn vô tình nuốt phải tinh dầu đinh hương, bạn cũng không cần lo lắng về hậu quả.
3.6. Dùng nghệ tươi để chấm dứt các dấu hiệu viêm nướu
Nghệ là một dược liệu vàng với khả năng kháng sinh tự nhiên nhẹ nhàng, được sử dụng rộng rãi trong điều trị chứng viêm nướu. Nghệ giúp kháng viêm, giảm sưng và ngăn ngừa chảy máu hiệu quả.
Bạn có thể pha trộn mật ong và tinh bột nghệ với nhau. Sau đó, dùng tăm bông chấm hỗn hợp này vào vùng nướu viêm 2 lần/ngày, giữ trong 3 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Hy vọng những chia sẻ này sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm nướu và cách xử lý tình trạng này tại nhà. Các phương pháp này thường hiệu quả đối với những người bị viêm nướu nhẹ, nhưng trong trường hợp viêm nướu phát triển nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, bệnh nhân nên đi khám để được điều trị đúng cách.