1. Tổng quan về Gout cấp tính
Gout cấp tính được coi là một dạng của bệnh viêm khớp khi acid uric trong máu tăng cao. Khi acid uric dư thừa kết hợp với các yếu tố từ bên ngoài, chúng sẽ tích tụ trong các khớp và gây ra sưng viêm. Những vùng khớp thường bị ảnh hưởng bởi Gout là khớp ngón chân cái.
Gout cấp tính khiến các khớp xương bị sưng viêm và đau nhức
Bệnh gout có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là ở nhóm tuổi trung niên. Phụ nữ sau mãn kinh cũng có nguy cơ cao hơn về gout so với các nhóm tuổi khác.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phát triển gout cấp tính thường liên quan đến sự rối loạn của quá trình chuyển hóa acid uric. Một nguyên nhân khác có thể là do chế độ ăn giàu đạm.
Thường thì, acid uric trong cơ thể sẽ được thận lọc và loại bỏ qua nước tiểu. Khi nồng độ acid uric cao, các hạt urat có thể hình thành ở xương, khớp, màng hoạt dịch và cả các mô thận, gây ra tình trạng đau nhức.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc gout:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều hải sản, thịt đỏ, đồ uống có cồn, nước ngọt,...
- Những người thừa cân, béo phì rất dễ mắc tiểu đường, rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh lý khác liên quan đến gan và thận, trong đó có gout.
- Trong gia đình có người từng mắc bệnh gout.
- Việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và gây ra cơn gout cấp tính, như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, aspirin,...
- Giới tính: tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn.
- Những người mới trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Thời tiết lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là các khớp xương, gây ra các cơn gout cấp tính.
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
3. Những dấu hiệu nhận biết đặc trưng
Thời điểm ban đầu, hầu hết bệnh nhân vẫn có thể hoạt động bình thường mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào của bệnh. Do đó, khi bệnh diễn biến nặng hơn, một số triệu chứng lâm sàng mới dần trở nên rõ ràng. Một số biểu hiện đặc trưng của gout cấp tính có thể nhận biết như sau:
- Cơn đau thường xuất hiện ở ngón cái và bắt đầu khi bệnh nhân tiêu thụ một lượng lớn protid, uống đồ có cồn, bị nhiễm lạnh hoặc vận động quá mức,...
- Thường hay cảm thấy ớn lạnh, sốt nhẹ và sức khỏe yếu hơn.
- Mất cảm giác ngon miệng, không có sự hứng thú khi ăn.
- Thường xuyên gặp đau khớp cấp tính, đặc biệt vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Các triệu chứng đau nhức ở khớp kéo dài khoảng 1 tuần và sau đó giảm dần rồi biến mất. Khi cơn đau kết thúc, các khớp vẫn có thể hoạt động bình thường.
- Có biểu hiện sưng viêm ở các khớp xương, thường đi kèm với cảm giác nóng ở vùng xung quanh các khớp.
- Khi chạm vào các vùng bị sưng viêm xung quanh các khớp xương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, tê cóng, cứng khớp,... ở ngón cái hoặc ở các vùng khác bị viêm.
Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức ở các khớp xương bị sưng viêm
Các cơn đau do gout cấp tính thường xuất hiện đột ngột. Theo ghi nhận, khoảng hơn 60% trường hợp phải chịu cơn đau từ bệnh trong khoảng 1 - 3 năm. Ngoài ra, có những trường hợp chỉ phải chịu cảm giác đau một lần rồi sau đó chuyển sang giai đoạn khác.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán gout, các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Ngoài ra, họ cũng xem xét bệnh sử, kết quả khám và các biểu hiện cụ thể bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.
- Xét nghiệm máu: Nếu nồng độ acid uric trong máu cao, đó có thể là dấu hiệu của gout. Bác sĩ cũng sẽ kết hợp với các triệu chứng bạn gặp phải để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, có những trường hợp acid uric cao mà không có triệu chứng gout.
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hoặc CT giúp phát hiện tổn thương khớp và tinh thể trong khớp, cũng như cảnh báo bệnh lý. X-quang sẽ giúp xác định tổn thương ở xương khớp khi bệnh đã phát triển lâu dài.
- Kiểm tra dịch khớp: Loại bỏ các tinh thể khác và đưa ra chẩn đoán. Nếu dịch khớp chứa hạt tophi, bác sĩ sẽ lấy mẫu để tìm kiếm tinh thể urat và đưa ra kết luận cuối cùng.
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định một số xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán để xác định mức độ tổn thương
5. Chiến lược điều trị gout cấp tính
Khả năng hồi phục của căn bệnh này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển. Gout cấp tính đòi hỏi điều trị kịp thời và mạnh mẽ để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và các biến chứng. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
5.1. Sử dụng thuốc
Đây là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất đối với bệnh nhân gout. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị gout bao gồm NSAIDs, corticosteroid, colchicin, và thuốc giảm acid uric.
5.2. Thay đổi lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn cân đối cùng thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh gout. Do đó, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc cùng với các thói quen sống khoa học như:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh lý
- Hạn chế thực phẩm giàu purin và đạm. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ.
- Uống đủ nước hàng ngày.
- Hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có cồn và kích thích.
- Tập thể dục để giảm cân, tránh béo phì và cải thiện sức khỏe.
- Giữ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress,...
- Tránh sử dụng các loại thuốc tăng acid uric trong máu.
- Nếu bị tiểu đường hoặc huyết áp cao,... cần được điều trị kịp thời.