1. Suy thận có nguy hiểm không?
Thận có nhiệm vụ rất quan trọng là lọc máu và loại bỏ chất cặn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Nếu chức năng này bị rối loạn, có thể gây ra suy thận. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, sức khỏe của bệnh nhân sẽ rất nguy hiểm. Cụ thể là:
-
Phù chân.
-
Dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
-
Tổn thương hệ thần kinh.
-
Tăng huyết áp.
-
Gặp các vấn đề về xương khớp và tim mạch.
-
Thiếu máu nghiêm trọng.
-
Nguy cơ tử vong do nồng độ kali trong máu tăng cao.
-
Gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi trong thời kỳ mang bầu.
Suy thận có thể đe dọa tính mạng của người bệnh với các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh này được phân thành hai loại: suy thận cấp và suy thận mạn. Trong trường hợp cấp, chức năng thận có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, với suy thận mạn, điều trị chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong các trường hợp nặng, cần can thiệp bằng các biện pháp như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
2. Suy thận có nguyên nhân gây ra từ đâu?
Suy thận có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
2.1. Suy thận cấp
Đây là tình trạng xảy ra khi chức năng thận giảm đột ngột trong vài ngày do ba cơ chế sau:
-
Thiếu máu đến thận.
-
Tắc nghẽn quá trình tiểu tiện của thận.
-
Bệnh lý thận.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
-
Mất máu do chấn thương.
-
Mất nước.
-
Bị phì đại tuyến tiền liệt.
-
Bị nhiễm trùng huyết.
-
Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất độc gây hại đến thận.
-
Gặp phải biến chứng khi mang thai như tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Tắc nghẽn quá trình tiểu tiện có thể dẫn đến suy thận
2.2. Suy thận mạn tính
Tình trạng này thường diễn ra kéo dài với các nguyên nhân sau:
-
Cao huyết áp.
-
Đái tháo đường.
-
Thận đa nang.
-
Tắc nghẽn đường tiết niệu trong một thời gian dài.
-
Bị trào ngược bàng quang niệu quản. Hiện tượng này khiến nước tiểu chảy ngược lên thận.
-
Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.
3. Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu là gì?
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu mà bệnh nhân cần chú ý là:
-
Rối loạn giấc ngủ: Đây là dấu hiệu phổ biến khi bị suy thận mạn tính, khiến người bệnh gặp hiện tượng tạm ngưng thở trong giấc ngủ. Sau khi hồi phục, người bệnh sẽ ngáy rất to.
-
Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và chán ăn: Đây là dấu hiệu phổ biến của suy thận mạn tính. Khi chức năng thận gặp vấn đề, cơ thể sẽ thiếu máu.
-
Da ngứa và khô: Dấu hiệu này xuất phát từ việc các chất thải trong máu không được loại bỏ.
-
Thay đổi thói quen đi tiểu: Sự thay đổi về màu sắc, tần suất, mùi hoặc sự hiện diện của máu trong nước tiểu là dấu hiệu thường gặp khi thận gặp vấn đề.
-
Hôi miệng: Tích tụ chất thải trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Một số người cảm thấy có mùi vị kim loại trong miệng.
-
Đau lưng: Cảm giác đau này có thể lan ra vùng chậu và hông.
-
Cơ thể phù nề: Sự trữ nước do suy giảm chức năng thận thường gây ra phù nề, thường ở mặt, chân và tay.
-
Khó thở thường xuyên: Suy giảm chức năng thận ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu, gây khó thở.
Dấu hiệu đau lưng lan ra vùng chậu và hông có thể là biểu hiện của suy thận giai đoạn đầu
4. Phương pháp nào được sử dụng để chẩn đoán suy thận?
Khi xuất hiện dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, người bệnh cần điều trị ngay tại cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán sớm. Cụ thể bao gồm:
-
Chẩn đoán hình ảnh: Phương pháp bao gồm siêu âm, MRI hoặc CT scan. Bác sĩ sẽ đánh giá những hình ảnh này để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thận.
-
Xét nghiệm máu: Đo nồng độ creatinin trong máu giúp xác định suy thận cấp tính hoặc mạn tính.
-
Sinh thiết thận: Phương pháp này xác định chính xác nguyên nhân của suy thận.
Kết quả của việc thực hiện sinh thiết thận sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra bệnh
-
Kiểm tra nước tiểu: Phương pháp này đo lượng nước tiểu mà bệnh nhân thải ra trong một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và phản ứng của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị.
-
Các kiểm tra khác: Bên cạnh những phương pháp trên, bệnh nhân cũng được yêu cầu thực hiện các kiểm tra khác như đo nồng độ ure trong máu, kali huyết và tốc độ lọc cầu thận.