Tại Sao Chúng Ta Dễ Lầm Tưởng Rằng Suy Nghĩ Do Chúng Ta Tạo Ra & Ích Lợi của Việc Nhận Thức Sự Thật Là Gì ?
1. Suy Nghĩ Bắt Nguồn Từ Đâu ?
Đã Bao Giờ Trong Giấc Mơ, Bạn Có Thể Điều Khiển Rõ Ràng Kịch Bản
Giấc Mơ Sẽ Diễn Ra Như Thế Nào và Bạn Sẽ Tỉnh Dậy Đúng Thời Điểm Chưa? Những Trải Nghiệm Trong Giấc Mơ Đều Cho Là Thật Và Hoàn Toàn Không Nhận Biết Đang Mơ Cho Đến Khi Tỉnh Dậy.
Hoặc Trong Bộ Phim “Inception” Cũng Đặt Ra Câu Hỏi, Rằng Liệu Suy Nghĩ Và Ý Tưởng Luôn Bắt Nguồn Từ Chính Bản Thân Như Chúng Ta Luôn Tin. Hoặc Là Tiềm Thức, Tầng Mà Ta Không Ý Thức Kiểm Soát Được, Tạo Ra Suy Nghĩ, Mang Đến Cảm Xúc, Vọng Tưởng ?
Chắc Chắn Ai Đã Xem Bộ Phim Cũng Biết, Bằng Cách Đưa Một Thông Tin Vào Phần Tiềm Thức (Subconsciousness), Từ Đó Tự Từ Niềm Tin Hình Thành Những Ý Tưởng Suy Nghĩ Mà Người Đó Không Hề Ngờ Vực, Tin Rằng Chính Họ Tạo Ra Những Ý Tưởng Đó. Vì Trong Thân Tâm, Họ Luôn Tin Rằng Chính Bản Thân Tư Duy Tạo Ra Suy Nghĩ Đó Nên Hẳn Nó Phản Ánh Đúng Họ, Hẳn Nó Phải Là Sự Thật.
Liệu bạn có thực sự là người tạo ra từng suy nghĩ, mỗi lúc, mọi nơi ? Hay dòng suy nghĩ chỉ đơn thuần hiện lên không theo ý muốn mong muốn nào?
Đa số những dòng suy nghĩ bản thân hình thành dựa trên
khả năng tự động
của bộ não, mà không chịu sự kiểm soát hoặc điều hành theo ý muốn. Và đôi khi chính bản thân gặp khó khăn trong việc kiểm soát - khi dòng suy nghĩ liên tục hiện lên trong khi mình cần sự yên bình để chìm vào giấc ngủ.
Hay điển hình có thể nêu lên là những suy nghĩ ý tưởng. Nếu quả quyết mình là người tạo ra mọi suy nghĩ, vậy tại sao nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc tạo ra ý tưởng? Những nhà văn lỗi lạc thường chia sẻ rằng, những tác phẩm hay nhất của họ thường xuất phát từ một ý tưởng cảm hứng bất ngờ xuất hiện khi họ ít ngờ đến nhất, và họ ngồi xuống viết không ngừng nghỉ. Nhưng họ cũng không biết ý tưởng đó đến từ đâu hoặc có thể tự xuất hiện và biến mất mà không được kiểm soát. Bạn có thể thử hỏi những nhà văn, những nghệ sĩ sáng tạo nội dung mà bạn biết
Dù vậy, vẫn có những suy nghĩ mà bản thân có thể kiểm soát một cách cụ thể. Đó là khi tập trung nhớ về một ký ức cụ thể, hay nhắc lại một kiến thức đã biết từ trước. Lúc này, não bắt đầu hoạt động trong trạng thái ý thức giúp mình nhớ tên của người mình vừa quen, nhớ lại công thức toán học mình đã thuộc lòng, nhớ lại một trải nghiệm, gợi lại những chi tiết của ngày hôm qua để lên kế hoạch làm việc… Khi càng tập trung, bản thân càng dễ ghi nhớ thông tin và mường tượng rõ ràng hơn những gì đã lưu trong quá khứ.
Vậy còn những ý niệm, những dòng suy nghĩ đánh giá, phán xét – cả về người khác và bản thân, những hình ảnh tưởng tượng, những ý nghĩ về tương lai, những dự định, ký ức …?
Trong suốt cả ngày, nếu bất chợt nhận ra bạn đang bị cuốn vào trong một dòng suy nghĩ - dừng lại, sau đó hãy thử tập trung để chú ý, quan sát nó, bạn sẽ nhận ra điều gì ?
Có phải những dòng suy nghĩ đó dần dần tự giảm đi,..rồi mất dần không còn ?
Nếu bạn vẫn tin rằng chính mình là người nghĩ ra chúng, vậy tại sao khi càng tập trung theo dõi, khi càng dừng lại để nhìn kỹ hơn, chúng lại trở nên mờ nhạt và dần dần biến mất.
Khi ý thức được kích hoạt, tập trung vào, những dòng suy nghĩ tạp niệm đó lại đánh mất sức hút ban đầu. Rồi những hình ảnh, từ ngữ trong suy nghĩ đó dần phai mờ và tan biến. Không như khi ý thức nhớ lại một bài học hay kinh nghiệm, với sự tập trung càng cao, những thông tin đó sẽ được ghi nhớ một cách sinh động.
Phần lớn dòng suy nghĩ bắt nguồn từ tiềm thức. Chúng ảnh hưởng đến quá trình tư duy và ra quyết định của chúng ta. Do đó, chúng có thể nảy lên tự động theo ý muốn hoặc ngẫu nhiên. Các thông tin tiếp nhận từ quá khứ, những niềm tin, cảm xúc tích trữ đều tạo nên cơ sở cho những suy nghĩ đó.
Bạn có thể đặt câu hỏi liệu có phải mình là người đưa ra quyết định hàng ngày không ? Bạn chọn ăn gì, chọn quán nào, chọn nội dung để xem trên mạng...Nhưng bạn có bao giờ suy nghĩ về lý do khiến mình chỉ nghĩ về những lựa chọn đó, để dựa vào đó để đưa ra quyết định? Bạn có thể thích nhiều món nhưng chỉ nghĩ về một số ít trong khi quyết định ngay lúc đó. Có thể bạn chỉ nhớ những món đó vào lúc đó. Vậy điều gì khiến bạn cảm thấy thèm một món ngay bây giờ ? có phải là tiềm thức không ? hay bạn tự quyết định mình sẽ 'thèm' món đó ngay lúc đó ?
Dòng suy nghĩ và độc thoại nội tâm là một phần bình thường và là trải nghiệm thiết yếu của con người. Chính nhờ chúng mà ta suy ngẫm, tìm hiểu về hành vi của bản thân, diễn tập tình huống trong tâm trí… Mọi thành tựu văn minh hiện đại như điện thoại, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ viết, phương tiện giao thông, nghệ thuật... đều bắt nguồn từ suy nghĩ và sáng tạo của con người.
Nhưng thói quen đánh đồng những suy nghĩ với bản thân, tự cho rằng mình là nguồn gốc của chúng, đã tạo ra cảm giác sai lầm rằng mọi thứ nảy sinh trong tâm trí luôn là sự thật.
2. Vậy điều gì khiến chúng ta luôn mặc định mình tạo ra suy nghĩ, đồng nhất với suy nghĩ ?
Mình cảm thấy chán, bực mình, nản lòng, luôn rầu rĩ... sao mình không thể… , mình thật là…..
Bạn nhận ra điểm chung trong những cuộc trò chuyện độc thoại nội tâm diễn ra trong tâm trí mình là gì ?
Luôn tồn tại một chủ thể, luôn bắt đầu với 'ta' hiện tại, một 'ta' sáng tạo, một 'ta' trải nghiệm, kiểm soát, đưa ra giải pháp sinh tồn. Suy nghĩ thường đánh lừa bản thân rằng có một 'ta' tạo ra và sở hữu nó.
Khi nhìn rõ, các tế bào neuron chỉ là một mạng lưới nhỏ của các sợi dây truyền tín hiệu từ vùng này sang vùng khác trong não. Làm thế nào mà hoạt động điện trong não có thể tạo ra trải nghiệm chủ quan? Cảm giác của một 'ta' kiểm soát mọi thứ ra sao?
Mỗi vùng não chịu trách nhiệm cho các chức năng riêng biệt. Đó chỉ là một mạng lưới các tế bào neuron tương tác, truyền tín hiệu qua lại trên các mạng chuyên biệt trong não.
Nhận thức giống như một không gian rộng mở, nơi mà tín hiệu âm thanh kích hoạt vùng xử lý, ta nhận thức âm thanh. Tương tự, những tín hiệu trong não khiến ta nhận thức dòng suy nghĩ và cảm xúc.
Khi tập trung vào thực tại, vùng nhận thức ghi nhận suy nghĩ, cảm xúc, giác quan một cách chân thực mà không mang tính chủ quan. Tâm trí thường tạo ra một 'Ego' chủ thể để cảm thấy an toàn, làm chủ mọi thứ.