Ngày nay, khi truy cập vào các trang mạng xã hội, không khó để bạn thấy rất nhiều quảng cáo, poster về sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp nào đó. Một số khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng một số lại khiến bạn muốn click chuột để khám phá xem bên trong có gì! Đó chính là những gì mà các doanh nghiệp trên toàn cầu đang thực hiện để quảng bá sản phẩm của họ. Là một người kinh doanh, bạn đã từng nghĩ rằng xuất hiện trên không gian trực tuyến và truyền thông xã hội là một trong những giải pháp tốt nhất để phát triển thương hiệu và tiếp cận hàng nghìn khách hàng tiềm năng chưa? Nếu bạn còn đang phân vân, thì Chiến lược kinh doanh trên mạng xã hội - Social media for business của Linda Coles sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản và toàn diện về các kênh truyền thông quan trọng nhất hiện nay, giúp bạn lập kế hoạch tiếp thị cũng như sử dụng mạng xã hội một cách thông minh để kinh doanh hiệu quả!
Tiếp thị là một “tâm trạng” phải tồn tại trong bất kỳ tổ chức nào - dù là đơn vị công hay doanh nghiệp tư nhân - nếu như tổ chức đó hướng tới phục vụ nhu cầu của các nhóm cổ đông khác nhau, theo bất kỳ phương thức có ý nghĩa hoặc hiệu quả nào. Truyền thông xã hội hiện nay là trái tim của hoạt động tiếp thị hiệu quả. Hầu hết các hoạt động tiếp thị có thể coi là lãng phí tiền bạc, nhưng nếu phương tiện truyền thông xã hội được hiểu đúng và triển khai đúng cách, nó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp của bạn. Vậy làm thế nào để triển khai việc đó? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ Linda, bạn sẽ thành công hơn trong hiện tại!
Truyền thông xã hội: Chiến lược, kế hoạch và lợi nhuận.
Việc sử dụng phương tiện truyền thông trên mạng xã hội rất quan trọng. Đó chính là một công cụ hiệu quả để bạn có thể tiếp thị doanh nghiệp của mình đến những khách hàng hiện tại và nhóm khách hàng tiềm năng. Nhận được ý kiến của khách hàng ngay trong thời gian thực, ngay khi sự kiện đang diễn ra, thì thực sự là một điều tuyệt vời. Họ sẽ đưa ra những lời nhận xét giúp bạn nhận ra những vấn đề cần khắc phục trong quá trình triển khai hoạt động, từ đó có hướng giải quyết tốt hơn.
Tiếp thị số và tầm ảnh hưởng xã hội của nó có ý nghĩa như thế nào? Nhìn vào một bài đăng trên newsfeed bất kỳ mạng xã hội nào, hình ảnh bài đăng thu hút bạn hay phần mô tả hấp dẫn bạn? Bạn sẽ quyết định xem nó kĩ hơn và dưới phần bằng chứng xã hội cho thấy đây là một điều đáng để bạn dành thời gian. Một bài đăng có 1000 like, 500 share và 657 comment, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra rằng có điều gì đó đặc biệt trong bài đăng đó và cho phép bạn nhấp vào để xem điều gì thu hút sự chú ý của mọi người đến vậy? Nếu vẫn là bài đăng đó nhưng không có lấy đến một lượt like thì có lẽ bạn sẽ lướt qua nó lâu rồi vì cơ bản bạn không muốn tốn thời gian cho những việc không đáng. Có thể nói, bằng chứng xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến cách chúng ta nhìn nhận vấn đề nào đó! Bởi vậy, bạn cần tận dụng nó để thu hút nhiều sự tương tác phục vụ cho quảng cáo của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã đạt được thành công vượt bậc nhờ sử dụng truyền thông một cách thông minh. Nhưng làm thế nào để bạn có thể thực hiện điều đó? Rất đơn giản, bạn cần:
• Thu hút sự chú ý của khách hàng của bạn.
• Tạo ra nội dung chất lượng.
• Lắng nghe ý kiến của khách hàng.
• Xây dựng một mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ.
• Tìm kiếm và tạo ra những người ủng hộ và người hâm mộ cuồng nhiệt.
• Lặp lại quy trình nhiều lần để làm điều đó thành thạo.
Bằng cách sử dụng các trang mạng xã hội, bạn có thể xây dựng một mạng lưới hiệu quả, kết nối với những người bạn muốn hợp tác. Để mọi người biết về doanh nghiệp của bạn, hãy:
- Lập kế hoạch truyền thông xã hội hiệu quả bằng ba câu hỏi lớn (Mục đích - Thành tựu - Kết quả).
- Tạo bảng phân tích SWOT (Strength - Điểm mạnh, Weakness - Điểm yếu, Opportunity - Cơ hội, Threat - Rủi ro).
- Thiết lập kế hoạch nội dung.
- Theo dõi lợi nhuận (ROI) từ các phương tiện truyền thông xã hội.
Tất cả những điều đó là cái nhìn tổng quan nhất về bản chất của truyền thông xã hội và vai trò của nó đối với doanh nghiệp của bạn. Bước quan trọng tiếp theo là thiết lập một kế hoạch truyền thông đầy đủ vì nếu thiếu điều này, những nỗ lực của bạn có thể bị hạn chế và bạn sẽ đối mặt với rủi ro.
Facebook, LinkedIn, Twitter, Youtube, Instagram, Pinterest, Snapchat,... chúng ta sẽ kinh doanh ra sao trên những trang mạng đó?
Facebook:
Facebook ban đầu được tạo ra để giữ liên lạc với bạn bè, nhưng nó mang lại nhiều ý nghĩa hơn thế. Với gần 2 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng, đây là một nền tảng xã hội quy mô toàn cầu bạn không thể bỏ qua.
Bắt đầu với Facebook bằng cách tạo một trang kinh doanh (Business page) từ tài khoản cá nhân của bạn, đăng hình ảnh và logo đại diện cho thương hiệu của bạn.
Tiếp theo, dành thời gian lập kế hoạch nội dung và thực hiện nó một cách đầy đủ. Nếu không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự sáng tạo và cung cấp nội dung cho người hâm mộ. Bằng cách tìm kiếm ý tưởng cùng với nhóm của bạn, bạn sẽ không chỉ nhận được thêm ý kiến để đảm bảo sự thành công của trang mà còn tạo ra nhiều ý tưởng mới. Khi có nội dung cụ thể, việc chia sẻ thông tin với độc giả sẽ dễ dàng hơn và có thể thu hút một lượng lớn người hâm mộ nếu thông tin đó hữu ích. Có một trang chính thức, một nội dung hoàn chỉnh, bước tiếp theo của bạn là tạo quảng cáo cho thương hiệu của mình dựa trên bốn điểm sau: Mục tiêu - Đối tượng - Ngân sách - Người giám sát kết quả. Hãy nhớ rằng hầu hết mọi người tham gia Facebook để giải trí, không phải để tìm kiếm những gì bạn cung cấp! Do đó, quảng cáo của bạn cần phải nổi bật và hấp dẫn để thu hút sự chú ý, thông điệp kinh doanh quá nghiêm túc có thể không hiệu quả trên Facebook.
LinkedIn:
LinkedIn là nền tảng kết nối doanh nghiệp với gần 500 triệu thành viên trên toàn cầu. Chức năng chính của nó là giúp bạn kết nối với những người khó tiếp xúc, từ đó xây dựng mạng lưới kinh doanh hiệu quả và phát triển doanh nghiệp.
Để bắt đầu với LinkedIn, hãy tạo một tài khoản cá nhân và cập nhật hồ sơ một cách chân thành từ tiêu đề, hình ảnh đại diện đến kỹ năng và nội dung truyền thông. Hãy thường xuyên cập nhật trạng thái và xuất bản với công cụ riêng của bạn. Tiếp theo, thêm ý tưởng vào kế hoạch nội dung, xây dựng mạng lưới kết nối với các nhóm và thiết lập trang công ty để quảng cáo và thu hút khách hàng tiềm năng.
Twitter:
Twitter là một công cụ mạnh mẽ để kết nối, nghiên cứu, xuất bản và lắng nghe. Để thành công trên Twitter, bạn cần hiểu cách hoạt động của nền tảng này và sử dụng các công cụ có sẵn một cách thông minh.
- Tạo giá trị, không chỉ quảng cáo sản phẩm.
- Chia sẻ lại Tweet của người khác (Retweet).
- Phát triển và lắng nghe.
Sau đó, hãy tìm hiểu các nền tảng, quyết định cá nhân sở thích, thử nghiệm và làm quen với chúng.
Twitter có thể được sử dụng cho nhiều mục đích kinh doanh và để theo kịp xu hướng. Tối thiểu hãy tạo một 'điểm nghe ngóng' và thường xuyên kiểm tra để biết ai đó có nhắc đến bạn hoặc thương hiệu của bạn không, đồng thời đảm bảo có một kế hoạch nội dung đầy đủ.
Youtube:
Tiếp thị qua video đang trở thành phổ biến để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Youtube, một trang web được yêu thích, là nơi bạn có thể tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc cũng như giải trí với những video hài hước. Đừng nén chất lượng của video của bạn. Hãy tạo ra nội dung mà mọi người muốn chia sẻ và quan tâm đến. Chăm chỉ quản lý thời lượng và nội dung video trên kênh của bạn để đạt được kết quả tốt nhất!
Instagram:
Instagram là một công cụ chia sẻ hình ảnh và video tốt nhất trên thiết bị di động của bạn, cho phép bạn áp dụng bộ lọc sáng tạo vào ảnh và video của mình. Thương hiệu thường khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh với sản phẩm của họ trên Instagram, từ đó tạo ra nội dung tiếp thị. Để kinh doanh trên Instagram, hãy tạo một tài khoản, kết nối với các mạng xã hội khác và đăng nội dung hấp dẫn. Sử dụng các công cụ như Stories, Zoom, Live để tạo ra những bài đăng ấn tượng nhất.
Pinterest:
Snapchat:
Nếu LinkedIn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp B2B, thì Snapchat là lựa chọn ngay sau đó. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực B2B, hãy xây dựng một chiến lược Snapchat hiệu quả bằng cách:
1. Quảng cáo kênh Snapchat của bạn thông qua “snapcode”.
2. Mở rộng đối tượng khán giả thông qua danh sách bạn bè hoặc người ảnh hưởng trên Snapchat.
Đào sâu và phân tích dữ liệu trên Snapchat để đưa ra những quyết định thông minh trong chiến lược tiếp thị là điều vô cùng quan trọng. Sự chú ý đến những con số này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thành công trên nền tảng xã hội này!
Podcast:
Podcast là một loại chương trình ngắn về các chủ đề mà bạn quan tâm. Podcast rất thuận tiện khi bạn muốn nghe radio trong lúc di chuyển, giúp những người bận rộn có thể tiếp tục tiếp thu kiến thức mà không cần đến việc đọc. Bắt đầu với một bản ghi âm đầu tiên của riêng bạn, tạo một tài khoản trên Podcast và chia sẻ bản ghi âm đó, từ đó bạn có thể chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của mình!
Google+:
Quy tắc ứng xử trên mạng và tiếp thị qua email.
Trên không gian mạng, bạn cần cư xử như khi gặp đối phương trong thực tế. Nhớ rằng, bạn là những gì bạn chia sẻ. Khi tham gia một nhóm, hãy giữ liên lạc với mọi người bằng cách gửi tin nhắn đến họ, không tập trung chỉ vào bản thân.
Kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội thật sự quan trọng. Dù doanh nghiệp có tài năng đến đâu, việc xây dựng quan hệ theo nguyên tắc truyền thống thông qua sự quan tâm cá nhân vẫn rất cần thiết.Một điều đáng chú ý khác là tiếp thị qua email hiệu quả sẽ giúp bạn tạo ra giá trị từ khách hàng tiềm năng và xây dựng một nền tảng vững chắc cho chiến lược tiếp thị thành công. Trước khi bắt đầu, hãy cân nhắc những điều quan trọng: đối tượng, thông điệp, mục tiêu, khán giả, thiết kế. Điều này sẽ giúp bạn có một kế hoạch rõ ràng và hiệu quả hơn. Sau đó, hãy tạo danh sách và thông tin liên hệ với khách hàng hiện tại. Thiết kế một email chính xác với một phần mở đầu ngắn gọn, nội dung liên quan và chân trang chứa thông tin liên hệ chi tiết và đường link đến các trang mạng xã hội cũng như thông tin cơ bản khác về công ty. Hãy nhớ kiểm tra lỗi chính tả và gửi vào thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hỗ trợ hoạt động của trang web một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của truyền thông xã hội là thúc đẩy lưu lượng truy cập trở lại trang web của bạn. Có một số cách bạn có thể làm điều này để cải thiện kết quả tìm kiếm và để lại ấn tượng với khách hàng:
1. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO).
Tận dụng mọi cơ hội từ trang web của bạn.
Phát triển trang web của bạn một cách đồng đều và khách quan.
Thúc đẩy sự quan tâm của mọi người đối với trang web của bạn.
Đặt sự an toàn và bảo mật cá nhân cũng như doanh nghiệp vào hàng đầu. Luôn thực hiện các biện pháp phòng tránh lỗi. Và quan trọng nhất, giữ chặt quyền kiểm soát.
Kết luận:
Thời đại đã thay đổi. Không còn đơn giản là có một trang web đại diện cho thương hiệu trên không gian mạng. Ngày nay, chúng ta cần phải hiện diện tại nhiều nền tảng hơn. Để tránh lạc lối, duy trì tính nhất quán và chuyên nghiệp trong mọi hoạt động. Hãy giữ vững nguyên tắc về thương hiệu, màu sắc, font chữ và ngôn ngữ, cùng với việc thường xuyên cập nhật hình ảnh để phản ánh sự cập nhật của doanh nghiệp. Đừng bỏ qua việc phản hồi khi có tin nhắn xuất hiện! Hãy lập kế hoạch kinh doanh trên mạng xã hội để làm cho hoạt động kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết!
Đánh giá chi tiết từ Kim Chi - MyBook