Xin chào mọi người, mình là Thành, đã tốt nghiệp chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế tại Đại Học Ngoại Thương TP HCM. Trước khi kinh nghiệm và kiến thức của mình trở nên lạc hậu, mình muốn chia sẻ về hành trình và kinh nghiệm tham gia cuộc thi Management Trainee. Cho phép mình giới thiệu sơ lược về quá trình học vấn của mình như sau:
- Đã làm Sales & Tư Vấn Thực Hiện cho một công ty SME Nhật Bản trong năm thứ ba của đại học
- Chuyên Viên Tư Vấn Marketing Kỹ Thuật Số, Quản Lý Tài Khoản tại TDCX, làm Đại Lý Google tại Malaysia trong năm thứ tư của đại học
- Thực Tập Quản Lý 2022, Chức Năng Bán Hàng tại Prudential Việt Nam
Bên cạnh đó, mình cũng tham gia một số cuộc thi và nhận được các cơ hội từ một số tập đoàn đa quốc gia khác. Hiện tại, các chương trình thi tuyển MT đang phát triển mạnh mẽ, và hy vọng những chia sẻ và kinh nghiệm dưới đây sẽ hỗ trợ cho việc ứng tuyển MT và tìm kiếm việc làm chung.
Mình sắm phần quà là tài liệu tham khảo như sau:
1. Bí quyết soạn CV kiểu Harvard, mẫu CV lọt vào MNCs
2. Tài liệu cho các vòng Phỏng vấn, Trung tâm Đánh giá, Phỏng vấn Case (BCG, Mckinsey,...), Khoá học Kinh doanh
3. Tài liệu về Trí tuệ, Bài kiểm tra IQ
4. Một số tài liệu từ những người đã đoạt giải trong các cuộc thi như Nielsen, Nhà Tiếp thị Trẻ
Mọi người bình luận để lại thông tin + chia sẻ để mình gửi nhé.
Vòng 1: CV
Nguồn: Hình ảnh
Thường thì, một nhà tuyển dụng chỉ dành từ 10-60 giây để sàng lọc một bộ CV (Navigos Search) hoặc tối đa 5 phút theo kinh nghiệm của họ. Với số lượng ứng viên cho một chương trình MT lên tới 2000, 3000 ứng viên thì vòng CV quả thực không hề đơn giản một chút nào và nhà tuyển dụng sẽ khó có thời gian đọc chi tiết một bản CV. Mình sẽ viết tắt từ nhà tuyển dụng (NTD) trong bài này. Chúng ta chỉ có cơ hội duy nhất để “ra mắt” công ty mình muốn ứng tuyển mà thôi. Để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, mình có một vài chia sẻ như sau:
1. Tổng quan cơ bản
Mở một bức tranh CV lên và thấy sự chói lọi về màu sắc, sự hỗn loạn về bố cục, sai ngữ pháp, font chữ,... Xin chúc mừng, bạn đã bị trừ điểm trong mắt NTD hoặc thậm chí bị đánh rớt dù có profile khủng, xịn xò xôi thịt. Hãy cố gắng tránh những lỗi cơ bản này nhé, vì nó sẽ thể hiện nên tính tỉ mỉ, chỉn chu, chuyên nghiệp trong công việc mà bạn đang làm.
Theo mình, bố cục không cần quá phức tạp, bạn nên phân tầng các thông tin dựa trên các đề mục cơ bản cần có thành các cấp độ thông tin để khi người khác nhìn vào có thể hình dung đâu là nội dung chính. Sự nhất quán trong CV cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo rằng từ đầu đến cuối bạn đều theo một format và sự sắp xếp nhất định nhé.
Về màu sắc, theo format CV của Harvard thì sử dụng toàn bộ màu đen mà không thêm bớt gì. Mình đã sáng tạo thêm màu xanh để tạo nên đặc điểm riêng cho CV của mình, tuy nhiên, cần suy xét kỹ về màu sắc trước khi áp dụng vì có thể không phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
Ngôn ngữ trong CV nên là tiếng Anh, vì đây là chương trình MT có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ nên việc sử dụng ngoại ngữ có thể thể hiện một phần nhỏ khả năng ngoại ngữ của bạn.
Và hãy cố gắng làm cho CV của bạn đơn giản nhất, đầy đủ nhưng cũng cô đọng nhất có thể nhé!
2. Cách viết
Trước khi viết CV, mình đã tìm hiểu qua nhiều CVs đậu các MNCs và CVs của nước ngoài, cũng như của Harvard đều có chung công thức như sau:
Lời khuyên 1: Sử dụng động từ tích cực + Mô tả công việc bạn đã thực hiện + Tác động hoặc các con số, kết quả
Ví dụ: Quản lý 500 tài khoản công ty để tư vấn chiến lược tiếp thị, và thực hiện và đạt được 200.000 USD (120% KPI)
Cách viết này sẽ làm nổi bật mức độ tác động, kết quả và đóng góp cho công ty và con số chứng minh năng lực, hiệu suất công việc điều mà NTD cần ở ứng viên cũng như tổng quan, chi tiết công việc mình phụ trách. Đừng lo lắng rằng mình viết thiếu, mà hãy cố gắng cô đọng trong 1 bullet points cho 1 task hoặc cụm tasks liên quan vì thông tin công việc này sẽ được NTD đào sâu hơn ở những vòng sau. Điều quan trọng là phải cho NTD thấy được key point của công việc mình làm. Trong trường hợp công việc không có con số cụ thể thì có thể dùng sự định tính như chứng chỉ của bên thứ 3 (Quản lý hoặc công ty) cho đóng góp của bản thân, ví dụ, best performance trong tháng hoặc năm.
Lời khuyên 2: Tránh viết quá dài hoặc thông tin quá trừu tượng khiến Nhà Tuyển dụng khó hiểu
Ví dụ: Phụ trách xử lý các đối tác công ty để đẩy nhanh sự phát triển và doanh thu của công ty
Thông tin này chỉ cho thấy mình đang làm việc với các đối tác và giúp cho công ty nhưng thông tin này dài dòng, chưa nói ra hết chi tiết công việc bạn đã làm và những đóng góp của bản thân cho công ty cũng như hiệu quả công việc mình đã làm, cũng không có con số chứng minh cụ thể. Các con số, kết quả và những dự án sẽ kể lên câu chuyện về năng lực của bạn nên đừng bỏ qua những thông tin này nhé.
Lưu ý: Sử dụng các từ khóa của công việc mình làm và viết ngắn sẽ tăng tính hiệu quả vì nhà tuyển dụng chỉ quét CV rất nhanh, thậm chí dùng các công cụ hỗ trợ quét cho quá trình tuyển dụng.