Đọc phần 1 của bài viết tại đây: Chia Sẻ Trải Nghiệm Và Hành Trình Thi Management Trainee (Phần 1)
Vòng 3: Phỏng Vấn Ban Đầu
Bước vào vòng thứ 3 của chương trình MT, chúc mừng bạn đã được lựa chọn vào top 30% trên tổng số ứng viên. Đây là con số mình nhận được khi bước vào vòng phỏng vấn ban đầu của Unilever với hơn 2000 ứng viên tham dự. Không phải dễ dàng chút nào đúng không?
Trong vòng phỏng vấn ban đầu, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu tổng quan về kinh nghiệm, năng lực, hoạt động và trình độ của ứng viên thông qua các câu hỏi liên quan đến bản thân, câu hỏi về hành vi, câu hỏi tình huống và có thể cả câu hỏi thực hành.
Các câu hỏi phổ biến thường gặp trong một vòng phỏng vấn MT có thể bao gồm:
1. Câu Hỏi Về Bản Thân
– Tự Giới Thiệu
– Câu Hỏi Về Kinh Nghiệm Làm Việc hoặc Hoạt Động Câu Lạc Bộ
– Lý Do Chọn Chương Trình, Chức Vụ, Công Ty
– Mục Tiêu Ngắn Hạn và Dài Hạn
2. Câu Hỏi Hành Vi
– Câu Hỏi về Kinh Nghiệm Lãnh Đạo Trong Quá Trình làm Việc và Hoạt Động Của Bản Thân
– Các Loại Câu Hỏi Sâu Để Thể Hiện Tố Chất Lãnh Đạo. Ví dụ: Kể về Lần Bạn Đã Làm Lãnh Đạo, hoặc về Xung Đột Trong Quá Trình Làm Việc Nhóm.
…….
3. Câu Hỏi Về Tình Huống
– Câu Hỏi Giả Định Tình Huống Liên Quan Đến Kỹ Năng Lãnh Đạo. Ví Dụ: Bạn Đang Là Trưởng Dự Án của Nhiều Dự Án Khác Nhau. Làm Cách Nào để Bạn Đảm Bảo Sự Thành Công Của Tất Cả Các Dự Án?
– Câu Hỏi Giả Định Tình Huống Liên Quan Đến Các Bộ Kỹ Năng Khác Nhau
Trong buổi phỏng vấn với Nestle, mình gặp một bài toán tính toán và phải xử lý tình huống khi đi ra thị trường và làm việc với các chủ cửa hàng. Prudential hỏi về thị trường bảo hiểm và đối thủ cạnh tranh. Unilever đưa ra một tình huống giả định từ đầu và yêu cầu làm việc nhóm,... Điều này cho thấy vòng phỏng vấn không chỉ hỏi về các vị trí thông thường mà nhà tuyển dụng sử dụng nhiều phương pháp và câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực của ứng viên một cách tổng quát. Mình có một số chia sẻ sau:
LỜI KHUYÊN 1: HIỂU RÕ BẢN THÂN, THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN GẦN!
Phần 1: Tự nhận diện
Hãy hiểu rõ về bản thân và suy ngẫm sâu sắc về tất cả các hoạt động của bạn. Khi bạn đi tìm kiếm một người phù hợp để kết hôn, bạn sẽ cần phải hiểu rõ bản thân mình để tìm ra người phù hợp. Tương tự, khi đi phỏng vấn, bạn cũng cần phải hiểu rõ về bản thân mình để có thể vượt qua những ứng viên khác. Bạn có thể áp dụng mô hình STAR trong phỏng vấn để suy ngẫm và tóm tắt lại công việc của mình. Mô hình này đã được nhiều người chia sẻ, vì vậy mình sẽ không nói thêm, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google.
Để hiểu rõ về bản thân, đầu tiên, bạn cần tổng hợp lại những kinh nghiệm và công việc của mình một cách ngắn gọn và tập trung. Việc này sẽ giúp bạn phản ứng trong mọi tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra, bao gồm các câu hỏi về hành vi, kinh nghiệm và bài học từ quá khứ. Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm lãnh đạo, cách xử lý xung đột trong công việc và cách giải quyết, hoặc làm thế nào để thành công trong vòng phỏng vấn, bạn có thể chọn ra những trải nghiệm phù hợp để chia sẻ. Ví dụ, khi được hỏi về kinh nghiệm lãnh đạo, bạn có thể chọn trải nghiệm từ chương trình đào tạo Sales Trainee, hoặc khi được hỏi về cách ảnh hưởng đến đội nhóm và tạo ra sự thay đổi cho cả nhóm, bạn có thể chọn trải nghiệm từ việc tham gia cuộc thi FCV Fresher. Do đó, việc suy nghĩ của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và bạn có thể duy trì nụ cười mỗi khi trả lời.
Thứ hai, sau mỗi công việc và trải nghiệm, bạn cần rút ra bài học cho bản thân, với tư duy phát triển giúp bạn tiến xa trong sự nghiệp chỉ trong vòng 2 năm. Bạn cần dành thời gian để nhìn lại, nhớ lại cách bạn đã hành xử và hiệu quả của nó. Tại sao bạn lại làm như vậy và không làm khác? Có cách nào để làm tốt hơn không? Mỗi dự án có ý nghĩa gì? Kế hoạch đã xây dựng có bất kỳ trở ngại nào không? Tại sao bạn lại chọn kế hoạch đó? Có rủi ro nào trong kế hoạch hay trong quá trình thay đổi không?... Đó là những câu hỏi bạn nên đặt ra khi suy ngẫm, dựa vào nguyên tắc 5W1H.
Thứ ba, dự đoán và lường trước các tình huống và câu hỏi sẽ xảy ra là một kỹ năng mà mình đã phát triển, khi mình lên kế hoạch hoặc thực hiện bất cứ điều gì, mình luôn đề xuất các kịch bản và tình huống khác nhau, đánh giá rủi ro và vấn đề có thể phát sinh, điều này giúp mình luôn bình tĩnh và tìm cách giải quyết mọi vấn đề dựa trên sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy tưởng tượng NTD cần gì ở một ứng viên và những câu hỏi có thể đặt ra, những loại câu hỏi này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.
Phần 2: Hiểu người
Ai lại đi chọn dâu, kén rể mà không hiểu gì về đối phương? Đặt mình vào vị trí của NTD, không ai sẽ hài lòng với việc ứng viên apply mà không biết gì về công ty, công việc, hoặc chức vụ họ sẽ tham gia. Trước khi quyết định apply, hãy nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình MT của từng công ty vì mỗi nơi có định dạng và tiêu chí tuyển dụng riêng. Tìm hiểu về văn hóa, lộ trình phát triển, cơ hội nghề nghiệp, lộ trình xoay vòng,... Đây chỉ là một lời nhắc nhở đến tất cả mọi người về việc nghiên cứu trước khi quyết định.
Một kinh nghiệm mà mình thu được từ việc phỏng vấn nhiều công ty đó là: NTD không quan tâm quá nhiều về từng công việc riêng lẻ mà họ muốn khám phá sâu vào một vấn đề hoặc kinh nghiệm cụ thể của bạn để có cái nhìn đa chiều. Đầu tiên, họ sẽ thu thập thông tin bằng các câu hỏi tổng quát như 'Hãy chia sẻ về trải nghiệm lãnh đạo của bạn'; sau đó, họ sẽ đi sâu hơn với các câu hỏi cụ thể hơn. Ví dụ, khi phỏng vấn với Prudential, mình chia sẻ về kinh nghiệm ảnh hưởng đến đội nhóm mặc dù không phải làm lãnh đạo, sau đó được hỏi về quá trình lập kế hoạch, cách xử lý các vấn đề xung đột, và cách kết nối với các thành viên trong đội,... Nếu bạn suy nghĩ sâu sắc về kinh nghiệm quá khứ của mình, bạn sẽ tự tin trả lời các câu hỏi một cách chắc chắn.
Điểm quan trọng ở đây là phản ánh sâu sắc và kỹ lưỡng với nhiều góc nhìn khác nhau!!
LỜI KHUYÊN 2: TƯ VẤN CÙNG NHÀ TUYỂN DỤNG
Bước vào vòng này, bạn nên coi mình là người ứng tuyển chứ không phải xin việc, vì nếu bạn nghĩ rằng mình đang xin việc, bạn có thể tự đánh giá thấp bản thân và không thể hiện hết khả năng của mình. Mối quan hệ trong công việc là win-win, doanh nghiệp cần sức lao động và chúng ta cung cấp. Hãy thoải mái chia sẻ về bản thân.
Thứ hai, hãy chia sẻ đủ về bản thân và câu chuyện của bạn một cách gọn gàng, không nên nói quá dài dòng vì người nghe không có thời gian. Sử dụng storytelling để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và thể hiện sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống.
Nguồn: Ảnh
Vì phạm vi bài viết, không thể đề cập chi tiết hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google hoặc liên hệ trực tiếp với mình.
Thứ ba, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. NTD cần thấy sự năng động, chuyên nghiệp và tự tin từ bạn. Hãy cười tươi và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hợp lý.