Thỉnh thoảng, lướt qua mấy diễn đàn và nhóm, mình thấy vài câu hỏi ngộ nghĩnh như thế này:
- Em không giỏi tiếng Anh thì có thể học lập trình được không?
- Em code không giỏi sau này có thể làm lập trình viên được không?
- Tư duy logic em không tốt có thể vào FPT không nhỉ?
Người hỏi khá nhiều, nhưng chắc anh em trong ngành đọc xong chỉ cười vài câu hoặc chán méo thèm trả lời.
Vì vậy, mình viết bài này để trả lời luôn 1 lượt những câu hỏi như thế. Nếu anh em thấy ai hỏi câu tương tự cứ share bài này ra là được nhé :3.
Câu trả lời ngắn gọn cho những câu hỏi dạng này là: Méo liên quan, bạn thích thì cứ làm thôi, đừng sợ đừng ngại gì hết.
Câu trả lời dài thì… dài lắm, các bạn đọc hết bài sẽ rõ nha.
Thời cấp 3, mình may mắn đậu vào trường chuyên Nguyễn Du, vào lớp chuyên Lý. Giáo viên chủ nhiệm là một thầy đã hơi lớn tuổi, tóc cũng hơi bạc. Thầy đi đứng từ tốn, chậm rãi nên mấy đứa trong trường hay đặt biệt danh là thầy Asimo luôn.
Hồi đó, đa phần bọn lớp mình vừa sợ vừa không ưa thầy, vì thầy hay cho những bài cực khó, hoặc một đống bài tập để … thử thách học sinh.
Thường thường, cuối tuần nào bọn mình cũng phải ngồi giải hơn 20 bài Lý trong sách nâng cao (Tự luận chứ không phải trắc nghiệm nhé). Nhiều bài khó phèo râu, giải không nổi, phải lên lớp chờ có đứa nào giải được thì mượn tham khảo.
Kiểm tra cũng thế, có những đợt kiểm tra 15 phút, cả lớp (mang tiếng học sinh trường chuyên) đồng loạt ăn 3,4 điểm chỉ vì không giải nổi 1 bài thầy ra.
Tuy vậy, thầy có làm một điều khiến mình nhớ đến bây giờ. Mỗi lần kiểm tra bài tập, bắt lên bảng giải bài, hễ tụi mình nói là “khó quá, không làm được”; thầy đều nghiêm khắc nhắc lại chưa làm được, không phải không làm được!
Một phần nhờ câu nói chưa làm được, không phải không làm được đó, một phần nhờ sự “bạo hành” của thấy, bọn lớp mình thi Đại Học môn Lý toàn 7-9 điểm trở lên cả (Thời đó thi ĐH đề rất khó, điểm sàn ĐH tầm 13-14 điểm, học khá mới thi nổi trên 5đ mỗi môn).
Khi nói “không làm được“, ta thường mang ý định bỏ cuộc. Thay vì nói “không”, hãy nói “chưa”, bạn sẽ nhận ra mình có thể cố gắng nhiều hơn:
- Thay vì không làm được, ta nói chưa làm được bài. Chỉ việc học thêm, cày thêm, xem sách giải sẽ làm được
- Thay vì không biết bơi, ta nói chưa biết bơi. Chưa biết thì đi học bơi sẽ bơi được thôi
- Thay vì code không giỏi, ta nói code chưa giỏi. Bạn sẽ thấy mình có thể tham khảo cách code giỏi, luyện tập code nhiều hơn.
- Thay vì nói anh không có tiền, hãy nói anh chưa có tiền. Chờ anh ra trường đi làm lương nghìn đô sẽ biết tay nhau thôi!
Bạn thấy đấy, tất cả những thứ mà các bạn sợ như: Tiếng Anh không giỏi, logic không tốt… đều trở nên bớt đáng sợ hơn nếu các bạn thay chữ không bằng chữ chưa.
Thứ gì chưa giỏi, chưa tốt, chỉ cần bỏ thời gian cày cuốc thì nó sẽ tốt hơn. Khả năng của bạn là không có giới hạn, chỉ có bạn là tự giới hạn khả năng của mình thôi.
Trừ những thứ bất khả kháng như: Em không nói được thì có đi làm rapper được không, hoặc em bị lùn 1m5 thì có làm phi công lái máy bay được không? Còn lại đa phần những thứ chưa tốt, chưa giỏi, các bạn đều có thể cải thiện được cả!
Trước đây, mình cũng từ chia sẻ về việc Không có năng khiếu có theo ngành được không? Câu trả lời của mình đến giờ vẫn vậy:
Túm cái váy lại, thay vì hỏi những câu như ở đầu bài, hãy hỏi những câu như:
- Làm sao để trở nên giỏi tiếng Anh, học tiếng Anh ra sao để đọc được tài liệu lập trình
- Làm sao để code giỏi hơn, trở thành LTV giỏi trong nghề
- Làm sao để luyện tư duy logic, làm sao ôn thì đầu vào FPT
Đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn sẽ có mục tiêu, có động lực để phấn đấu nha!
Tuy nhiên, cũng đừng mang tư tưởng: Đấy là tao không học/làm thôi, tao học thì cũng giỏi chứ có gì đâu!
thật sự nỗ lực, bỏ thời gian mới đạt được thành quả!không
có cái gì đâuSource: Phạm Huy Hoàng