1. Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp là khái niệm rộng lớn, đề cập đến các bệnh lây truyền liên quan đến đường hô hấp. Bệnh này được chia thành hai loại, bao gồm nhiễm trùng ở trên đường hô hấp và ở dưới đường hô hấp.

Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em
Một số dạng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp là: viêm họng, viêm xoang hoặc viêm amidan,... Trong khi đó, bệnh viêm phổi, viêm phế quản, khí quản,... thuộc nhóm nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhìn chung, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra phổ biến và có mức độ nhẹ hơn, ít gây hại tới sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan và lơ là điều trị khi phát hiện mình bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Thực tế, tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong đó trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Bởi vì, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, kèm theo đó cấu tạo của các cơ quan thuộc hệ hô hấp chưa hoàn thiện hoàn toàn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp. Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi, bảo vệ sức khoẻ của con, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra do đâu?
Để nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng

Vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Các loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm haemophilus influenzae, moraxella catarrhalis, phế cầu khuẩn,... Ngoài ra, cũng có một số vi khuẩn hiếm gặp khác có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp như: mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila hoặc chlamydia pneumoniae,…
3. Nhận biết triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp
Để phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh cần nhận biết rõ các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp. Thực tế, rất dễ nhầm lẫn giữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp do triệu chứng của chúng khá tương đồng.

Bệnh nhân có các dấu hiệu tương đối giống với cảm lạnh.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường gặp bao gồm: ho khan, cảm giác đau ngực hoặc khó thở nhẹ,... Một số bệnh nhân có thể phát sốt, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của việc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể tự quản lý và điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm nhẹ các triệu chứng, giúp họ nhanh chóng hồi phục để quay lại cuộc sống bình thường.
Nếu gặp phải các triệu chứng như: khó thở nặng, thở nhanh hoặc thở khò khè, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp đang diễn biến nặng, có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Đặc biệt, khi trẻ nhỏ mắc phải nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc hơn. Cha mẹ nên chú ý đến một số triệu chứng như: dễ cáu kỉnh, giấc ngủ ngắn và trẻ không ngủ sâu. Khi mắc bệnh, trẻ thường không muốn ăn, thậm chí có những trường hợp ngưng thở trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 giây.

Cha mẹ cần quan tâm đến các dấu hiệu xuất hiện ở trẻ nhỏ.
4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp có tác động đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Có phương pháp nào để giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp không?
Để ngăn chặn nhiễm khuẩn đường hô hấp, mỗi người nên hình thành thói quen bảo vệ các cơ quan hô hấp như mũi, họng. Một cách đơn giản là sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp giảm tiếp xúc với bụi bẩn và hóa chất trong môi trường.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, uống đủ nước và nghỉ ngơi đủ để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh đưa tay lên mũi hoặc mặt. Hàng ngày tiếp xúc với nhiều vật dụng, vi khuẩn có thể bám vào tay và xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.
Không hút thuốc, tránh những nơi có khói thuốc là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ hệ hô hấp. Ô nhiễm môi trường được coi là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Bằng cách này, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp một cách tích cực.

Việc rửa tay sạch sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.