Vào tháng 7/2024, thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm sẽ phát động chiến dịch trồng 2ha rừng đầu nguồn, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng tại Sơn La.
Các chuyên gia lâm nghiệp và bảo tồn rừng đánh giá cao dự án này nhờ vào tổ chức chặt chẽ và tiềm năng trở thành mô hình mẫu trong công tác phát triển, bảo vệ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điểm nổi bật trong tổ chức và xây dựng mô hình
Dự án Rừng An Lành, do Cỏ Mềm khởi xướng, kết hợp với chính quyền địa phương, UBND xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững SRD và người dân địa phương. Dự án được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu là tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, và giai đoạn hai là thực hiện trồng 2ha rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước.
Các thành viên của dự án trồng cây tại Chiềng La |
Cỏ Mềm đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, khởi xướng và tài trợ toàn bộ cây giống, phân bón cũng như vật liệu trồng cho dự án. Đồng thời, Cỏ Mềm tham gia trực tiếp vào các hoạt động của dự án. Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự quan trọng của rừng đầu nguồn và bảo vệ môi trường, đồng thời giám sát và bảo vệ các khu vực rừng được phục hồi để cây trồng phát triển tốt. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD đảm nhiệm việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật về canh tác bền vững, kỹ thuật nông lâm kết hợp và quản lý rừng, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người dân.
|
Buổi tập huấn kiến thức cho người dân |
Người dân địa phương, những người trực tiếp tham gia vào việc trồng, chăm sóc và quản lý rừng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của dự án. Cỏ Mềm hiểu rằng việc trồng rừng chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là cây trồng phải được chăm sóc và bảo vệ tốt để trở thành những cánh rừng vững chãi. Người dân chính là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện dự án và cũng là những “người gieo mầm xanh” hiệu quả nhất khi giới thiệu dự án tới các cộng đồng khác.
Để khuyến khích sự tham gia sâu rộng của người dân trong việc trồng, bảo tồn rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu, Cỏ Mềm và SRD đã phát triển mô hình nông lâm kết hợp mới. Mô hình này khác biệt so với các mô hình phục hồi rừng truyền thống, tập trung vào việc trồng xen kẽ các cây nông nghiệp như cà phê, gừng, sắn với các cây lâm nghiệp như mỡ, trám đen, dó bầu. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất, cải thiện năng suất và đảm bảo tính bền vững.
Trám đen, dó bầu, mỡ được lựa chọn để ứng dụng trong mô hình trồng rừng nông lâm kết hợp |
Mô hình này không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế cho bà con địa phương mà còn khắc phục được các khó khăn trong việc trồng và bảo tồn rừng bền vững. Sự tham gia tích cực của người dân trong việc trồng, chăm sóc và quản lý cả hai loại cây giúp nâng cao cam kết và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Trong không khí phấn khởi của buổi trồng rừng, chị Quàng Thị Phượng - Bí thư Đảng ủy xã Chiềng La chia sẻ: “Đây là một chương trình rất có ý nghĩa đối với xã và người dân. Chính quyền xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, giám sát và phát triển mô hình này thành mô hình điểm, nhằm mở rộng trong thời gian tới”.
Điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền và đào tạo kỹ thuật cho cộng đồng
Dự án đã thực hiện công tác tổ chức giáo dục nhận thức và đào tạo kỹ thuật cho người dân một cách chu đáo và tỉ mỉ. Khi người dân nắm vững các kiến thức khoa học và kỹ thuật, họ sẽ có khả năng thực hiện dự án một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Cán bộ kiểm lâm “cầm tay chỉ việc” kỹ thuật trồng cây cho bà con |
Trong các buổi đào tạo, người dân được tham gia trình bày, thảo luận, và thực hành qua các chia sẻ từ các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật. Những thiếu sót trong kinh nghiệm trồng cây như cách nhổ cỏ, sử dụng thuốc diệt cỏ, đốt thực bì, bón phân vào gốc cây,... đều được các chuyên gia phân tích và giải thích chi tiết. Điều này không chỉ nâng cao tỷ lệ sống sót của cây mà còn cải thiện quy trình sản xuất nông nghiệp của người dân một cách rõ rệt.
Ông Cà Văn Soong (bản Song, xã Chiềng La) tại buổi tập huấn của dự án |
Ông Cà Văn Soong, 64 tuổi, chia sẻ sau buổi đào tạo: “Trước đây, chúng tôi chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên kết quả chưa cao và còn nhiều sai sót. Nhờ buổi đào tạo này, tôi đã học được thêm kỹ thuật trồng rừng, như mật độ trồng thưa hay dày ra sao, và tác hại của thuốc diệt cỏ. Tôi hy vọng sẽ áp dụng những kiến thức này để trồng được nhiều đồi xanh.”
Hiện nay, những câu chuyện ý nghĩa và hình ảnh đẹp của dự án Rừng An Lành đang được Cỏ Mềm lan rộng ra cộng đồng và xã hội một cách mạnh mẽ.
Để tìm hiểu thêm về chiến dịch này, bạn đọc có thể truy cập fanpage của Cỏ Mềm tại địa chỉ: https://www.facebook.com/comemhomelab