Buổi họp lớp như một bài học quý giá từ cuốn sách cuộc đời. Mỗi trang đều mang đến cho bạn một điều học sâu sắc.
Một tháng trước, tôi nhận được lá thư mời tham dự buổi họp lớp cấp 3. Đã 30 năm trôi qua, lâu lắm rồi mới có cơ hội gặp lại đám bạn cũ, nên tôi cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia buổi tiệc này.
Lớp chúng tôi có tổng cộng 46 học sinh. Nhưng lần này chỉ có 30 người tham dự.
Tôi không biết mọi người đến đây với mục đích gì, nhưng bên cạnh việc gặp lại bạn bè, tôi cũng muốn biết về cuộc sống hiện tại của họ.
Trong suốt buổi họp, tôi đã trò chuyện và hỏi thăm bạn bè của mình. Từ đó, tôi cũng rút ra được 3 nguyên tắc quan trọng trong cuộc sống.
1. Trình độ học vấn không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công
Tại bữa tiệc, tôi chú ý đến một người đàn ông mặc đồ hiệu đi quanh và tương tác vui vẻ với mọi người. Một lúc sau, tôi nhận ra đó là Tô Tử - người từng là học sinh nghịch ngợm nhất lớp.
Dù kết quả học tập không tốt và gia đình khó khăn, nhưng Tô Tử không ngừng cố gắng. Thậm chí, anh ta bỏ học khi vào lớp 11. Tuy nhiên, cuộc đời của anh đã chứng minh điều ngược lại.
Thay vì rơi vào khó khăn, Tô Tử quyết tâm làm việc tại khu công nghiệp. Anh ta tích luỹ được một lượng tiền đáng kể từ công việc này.
Sau đó, anh ta quyết định tham gia kinh doanh và sau hơn 10 năm, mô hình kinh doanh của Tô Tử đã phát triển thành công và mở rộng khắp cả nước.
Tô Tử là minh chứng sống cho việc trình độ học vấn không hẳn là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống.
Bán hàng online không thành công, anh ta nhanh chóng mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Nhờ đó, thu nhập và chất lượng cuộc sống của anh ngày càng tăng lên.
Một người từng bị giáo viên nói sẽ không thành công sau này đã trở thành một doanh nhân thành đạt, có điều kiện kinh tế tốt. Điều đó chứng minh rằng trình độ học vấn không quyết định tất cả.
Con đường bạn chọn đi nằm dưới chân bạn. Dù nhiều người than phiền về những khó khăn trên con đường phía trước, nhưng thực tế, liệu bạn có sẵn lòng tìm cách vượt qua hay không mới quyết định được sự thuận lợi hay khó khăn.
2. Cuộc sống ổn định không phải lúc nào cũng là thực tế
Trong buổi tiệc đó, Khánh Tiên đã tự mình tiếp chuyện với tôi. Lúc còn học, cô bạn này là hình mẫu 'con nhà người ta'. Tiên không chỉ học giỏi và xinh đẹp mà còn là một người giao tiếp tài ba.
Trong 30 năm qua, chúng tôi chỉ duy trì liên lạc trong vòng 5 năm. Tôi chỉ biết rằng sau khi tốt nghiệp đại học, Khánh Tiên quay về quê làm công chức theo sự sắp xếp của gia đình.
Trong khi cô ấy có công việc ổn định, chúng tôi vẫn phải đối mặt với việc tìm kiếm việc làm khắp nơi. Thực ra, tôi cảm thấy ghen tỵ với cuộc sống của Khánh Tiên. Bởi với thời đại hiện nay, 'sự ổn định' trở thành điều xa xỉ.
Tuy nhiên, Khánh Tiên lại có quan điểm khác. Cô cho rằng sự ghen tị chỉ dựa trên 'vẻ ngoài ổn định', nhưng thực tế không phải như vậy.
“Ở nơi tôi sống, mức lương khởi điểm của một công chức chỉ là 3.000 NDT. Sau một vài lần được tăng lương, thu nhập của tôi đã đạt đến 4.000 NDT. Dường như, mức lương này khó có thể tăng thêm. Thực tế, khoản thu nhập này khá khó khăn cho gia đình tôi. Tôi chỉ đủ chi tiêu hàng tháng mà không thể dành ra được một khoản tiết kiệm nào. Vì vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra, gia đình tôi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn”, Khánh Tiên chia sẻ.
Lúc này, tôi mới nhận ra rằng sự ổn định thực sự phụ thuộc vào nền kinh tế vững chắc. Đằng sau cuộc sống có vẻ ổn định, vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Thực tế, chỉ có những người trong cuộc mới có thể hiểu được điều này.
3. Thái độ tích cực giúp bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp
Trong buổi gặp gỡ này, tôi đã có thời gian trò chuyện với Tiểu Khang. Sau một hồi trò chuyện, tôi mới biết rằng anh bạn này đang giữ vị trí trưởng dự án tại một tập đoàn lớn.
Cậu bạn này tiết lộ, trước khi đến với công việc này, anh đã đối mặt với vô số khó khăn. Bộ máy vận hành của công ty không minh bạch, cách quản lý của lãnh đạo cũng không tốt. Vì thế, môi trường làm việc luôn căng thẳng.
“Lúc đó, tôi chỉ tập trung vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao', Tiểu Khang nói. Trong một cuộc đàm phán với đối tác, anh luôn thể hiện sự 'khác biệt' trong một môi trường không khí u ám. Anh tiếp cận công việc với nhiệt huyết và thái độ cầu thị. Kết quả là dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đối tác rất hài lòng.
Sau khi làm việc và được đánh giá cao, Tiểu Khang đã được công ty này mời về làm việc với vai trò trưởng dự án. Nhận thấy công việc phù hợp và mức lương tốt, anh đã chuyển đổi công tác.
Do đó, ở mọi lĩnh vực, thái độ tích cực sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội tốt.