Động vật Chân khớp | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: 540–0 triệu năm trước đây TiềnЄ
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
| |
Các loài Chân khớp đã tuyệt chủng và còn sinh tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
(không phân hạng) | Protostomia |
Ngành (phylum) | Arthropoda Gravenhorst, 1843 |
Các phân ngành và lớp | |
| |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Condylipoda Latreille, 1802 |
Động vật Chân khớp, còn gọi là Động vật Chân đốt, là nhóm động vật không xương sống với bộ xương ngoài, cơ thể phân đốt, thuộc Ngành Chân khớp (Arthropoda) – từ Hy Lạp ἄρθρον arthron 'khớp' và ποδός podos 'chân', nghĩa là 'chân khớp'. Ngành này bao gồm 4 phân ngành (Hexapoda, Chelicerata, Myriapoda, Crustacea) với 15 lớp và hơn 1 triệu loài đã được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các động vật, sinh sống chủ yếu ở môi trường khô, ngoài động vật có màng ối. Chúng có kích thước từ rất nhỏ như sinh vật phù du đến vài mét dài.
Giới thiệu
Đặc điểm đa dạng
Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được mô tả, chiếm hơn 80% tổng số loài động vật đã biết. Nghiên cứu khác cho thấy có từ 5 đến 10 triệu loài tồn tại, bao gồm cả đã và chưa được mô tả. Việc ước lượng tổng số loài còn sống rất khó khăn và phụ thuộc vào các giả thiết để mở rộng quy mô tính toán. Một nghiên cứu năm 1992 ước tính có 500.000 loài động vật và thực vật ở Costa Rica, trong đó 365.000 loài là chân khớp. Năm bộ động vật đa dạng nhất đều thuộc ngành này: bộ Cánh cứng (khoảng 400.000 loài), bộ Cánh vẩy (khoảng 180.000 loài), bộ Cánh màng (xấp xỉ 150.000 loài), bộ Hai cánh (125.000 loài), và bộ Cánh nửa (95.000 loài); bộ Cánh cứng thậm chí còn đa dạng hơn giới Thực vật, với 350.000 đến 380.000 loài được ghi nhận.
Đây là các sinh vật thiết yếu trong các hệ sinh thái biển, nước ngọt, đất liền và không khí, và là một trong hai nhóm động vật chính thích nghi với môi trường khô; nhóm còn lại là amniote, bao gồm bò sát, chim và thú. Côn trùng, một phân nhóm của động vật chân khớp, là nhóm loài phong phú nhất trong các hệ sinh thái trên cạn và nước ngọt. Loài côn trùng nhẹ nhất nặng dưới 25 microgram, trong khi loài nặng nhất có thể vượt quá 70 gram. Một số loài giáp xác lớn hơn nhiều; chẳng hạn, chân của cua nhện Nhật Bản có thể dài đến 4 mét.
Tiến trình tiến hóa
Di tích hóa thạch
Các động vật Ediacaran như Parvancorina và Spriggina từ khoảng 555 triệu năm trước được cho là động vật chân khớp. Các động vật chân khớp nhỏ có vỏ sống như động vật hai mảnh vỏ đã được tìm thấy trong các lớp hóa thạch đầu kỷ Cambri từ 542 đến 540 triệu năm ở Trung Quốc. Hóa thạch bọ ba thùy từ kỷ Cambri sớm nhất là 530 triệu năm, nhưng lớp này đã từng có sự đa dạng và phân bố toàn cầu. Kiểm tra hóa thạch trong đá phiến sét Burgess từ thập niên 1970, tuổi 505 triệu năm, đã xác định sự hiện diện của một số loài động vật chân đốt, trong đó một số không thể phân loại vào bất kỳ nhóm nào, dẫn đến các tranh luận về sự bùng nổ kỷ Cambri. Hóa thạch Marrella trong đá phiến sét Burgess Shale cung cấp bằng chứng sớm nhất về sự lột xác.
Hóa thạch giáp xác sớm nhất có niên đại khoảng 514 triệu năm trong kỷ Cambri, và tôm hóa thạch khoảng 500 triệu năm. Hóa thạch của giáp xác thường xuất hiện từ kỷ Ordovic trở đi. Chúng chủ yếu sinh sống trong môi trường nước, có thể do chúng chưa phát triển hệ bài tiết để bảo tồn nước.
Phân loại
Euarthropoda |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngành Arthropoda được chia thành 5 phân ngành, trong đó một phân ngành (Trilobitomorpha) đã bị tuyệt chủng:
- Trilobitomorpha (Bọ ba thùy) là nhóm động vật biển từng rất phong phú nhưng đã biến mất trong sự kiện tuyệt chủng Permi-Trias, mặc dù đã suy giảm trước đó xuống còn một bộ vào sự kiện tuyệt chủng kỷ Devon.
- Chelicerata (Chân Kìm) bao gồm nhện, rận, bọ cạp và các họ hàng của chúng, đặc trưng bởi sự hiện diện của chelicerae, nằm ngay trên hoặc trước miệng.
- Myriapoda (Nhiều chân) bao gồm cuốn chiếu, rết và các họ hàng khác với nhiều khớp, mỗi khớp có một hoặc hai cặp chân.
- Hexapoda (Sáu chân) bao gồm các loài côn trùng với 3 bộ nhỏ có sáu chân ở ngực. Chúng đôi khi được gộp với myriapod thành nhóm Uniramia, nhưng bằng chứng gene cho thấy chúng có mối liên hệ gần gũi với lớp Sáu chân và Giáp xác.
- Crustacea (Giáp xác) là nhóm động vật sống dưới nước nguyên thủy, đặc trưng bởi các chi phụ biramous. Chúng bao gồm tôm hùm, cua, tôm nước ngọt, tôm và một số loài khác.
Ngoài các nhóm chính, còn tồn tại một số nhóm hóa thạch từ đầu kỷ Cambri, rất khó phân loại, hoặc thuộc nhóm không rõ quan hệ với các nhóm chính hoặc có quan hệ với nhiều nhóm chính. Marrella là nhóm đầu tiên được xác định có sự khác biệt rõ ràng so với các nhóm nổi tiếng.
Sự phát sinh loài của các nhóm động vật chân khớp hiện còn là một chủ đề đang được nghiên cứu và gây nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy giáp xác có thể là nhóm cận ngành của các nhóm sáu chân khác. Myriapoda được xếp cùng với Chelicerata trong một số nghiên cứu gần đây (tạo thành Myriochelata), và với Pancrustacea trong các nghiên cứu khác (tạo thành Mandibulata). Việc phân loại bọ ba thùy đã tuyệt chủng cũng gây nhiều tranh luận.
Do mã quốc tế về danh mục động vật học không ưu tiên cấp họ, một số cấp phân loại cao hơn có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau.
- Phân loại giới Động vật
Ghi chú
Các lớp thuộc Ngành Chân khớp (Arthropoda) xét theo phân ngành | |
---|---|
Giới Animalia • Phân giới Eumetazoa • (Không phân hạng) Bilateria • (Không phân hạng) Động vật miệng nguyên sinh • Siêu ngành Ecdysozoa | |
Động vật Chân kìm | Lớp Hình nhện (Araneae • Bọ cạp • Opiliones • Ve bét • Pseudoscorpionida • Amblypygi • Thelyphonida • Solifugae • Palpigradi • Ricinulei • Schizomida) • Lớp Đuôi kiếm • Pycnogonida |
Phân ngành Nhiều chân | Chilopoda • Diplopoda • Pauropoda • Symphyla |
Hexapoda | Côn trùng (Côn trùng không cánh • Côn trùng có cánh) • Entognatha (Diplura • Collembola • Protura) |
Động vật giáp xác | Branchiopoda • Remipedia • Cephalocarida • Maxillopoda (Tantulocarida • Copepoda) • Thecostraca (Facetotecta • Ceripedia) Ostracoda • Lớp Giáp mềm (Giáp xác mười chân • Tôm tít • Amphipoda • Bộ Chân đều) |
Tài liệu tham khảo bên ngoài
Cổng thông tin về Thiên nhiên- Dữ liệu liên quan đến Arthropoda trên Wikispecies
- Tư liệu về Arthropoda trên Wikimedia Commons
- Chương về Arthropods độc ở tài liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Đại học Florida/Viện Khoa học Thực phẩm và Nông nghiệp
- Arthropods - Arthropoda 2017-08-21 trên Wayback Machine Insect Life Forms