Đây là kiến trúc lớn nhất từng được phát hiện trong vùng 'gần nhà' - gần Dải Ngân hà.
Vũ trụ không chỉ chứa những thiên hà phân bố rải rác trên bề mặt không gian vô thời gian đang mở rộng mà còn chứa nhiều cấu trúc mới, nhiều trong số đó là những nhóm thiên hà bị liên kết với nhau bởi sức hấp dẫn từ mỗi thiên hà đơn lẻ.
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một cấu trúc tương tự khi quan sát vùng bầu trời của Bán Cầu Nam. Đó là một nhóm thiên hà có đường kính lớn lên tới 1,37 tỷ năm ánh sáng; nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho nó là Bức tường Cực Nam.
Khoa học hiểu rõ về loại cấu trúc này: Bức tường Cực Nam là một trong những kiến trúc lớn nhất mà con người đã phát hiện, là một chuỗi thiên hà - galaxy filament, là cấu trúc lớn nhất mà chúng ta biết đến - một tập hợp các thiên hà tạo thành một dải nằm giữa khoảng trống trong không gian. Vì nó nằm ở “đường viền”, các nhà khoa học đã đặt tên nó là “bức tường”.

Chúng ta đã biết đến những bức tường lớn hơn, ví dụ như Bức tường Lớn Cực quang Hercules-Corona với đường kính lên tới 9,7 tỷ năm ánh sáng. Nhưng Bức tường Cực Nam có những đặc điểm đặc biệt: nó rất gần Dải Ngân hà, chỉ cách chúng ta 500 triệu năm ánh sáng. Nói một cách khác: đây là cấu trúc lớn nhất mà chúng ta từng phát hiện trong vùng “gần nhà”.
Có lẽ có lý do khiến phát hiện này đến muộn như vậy: Bức tường Cực Nam nằm phía sau cái được nhà thiên văn gọi là Khu vực Tránh né, hay Khu vực Che khuất Thiên hà - một vùng không gian chứa đầy khí gas, bụi và sao của Vũ trụ. Nó sáng và dày đặc đến mức che khuất tầm nhìn của chúng ta đối với những vùng trời đằng sau Khu vực Tránh né.
Làm thế nào các nhà nghiên cứu phát hiện được Bức tường Cực Nam? Theo cơ bản, họ dựa vào cách thiên hà di chuyển trong không gian.

Hình minh họa Bức tường Cực Nam.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do chuyên gia Daniel Pomarède dẫn đầu sử dụng dữ liệu có tên là Cosmicflows-3, chứa thông tin về khoảng cách của 18.000 thiên hà. Bằng cách đo redshift - dịch chuyển đỏ (khi ánh sáng từ một vật mở ra có bước sóng tăng lên, hoặc vật đó sẽ có màu đỏ hơn khi được quan sát), họ có thể xác định được tốc độ của một vật trong không gian.
Năm ngoái, một nhóm khác của các nhà khoa học đã sử dụng Cosmicflows-3 để tính một thông số khác được gọi là “vận tốc kỳ lạ - peculiar velocity”, là sự tương quan giữa vận tốc và chuyển động của một thiên hà do sự mở rộng của Vũ trụ gây ra.
Kết hợp hai thông số này, nhóm nghiên cứu có thể xác định được sự tương quan chuyển động giữa các thiên hà và từ đó suy ra một cấu trúc lớn đang tác động lực hấp dẫn lên các thiên hà xung quanh. Sử dụng thuật toán, họ có thể tái tạo hình ảnh 3 chiều của Bức tường Cực Nam, thậm chí khi nó bị Khu vực Tránh né che khuất.
Chúng ta vẫn chưa biết đầy đủ về các thành phần của Bức tường Cực Nam, vì vậy có thể cấu trúc này còn lớn hơn những gì chúng ta tưởng. Các nhà khoa học đang nỗ lực xác định kích thước và tác động của nó để hiểu rõ hơn về quá trình mở rộng của Vũ trụ. Đồng thời, đây cũng là một bằng chứng lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của Dải Ngân hà.
Chúng ta đang rất háo hức xem các nhà nghiên cứu sẽ khám phá ra điều gì đằng sau Bức tường Cực Nam, một cấu trúc vô cùng lớn ẩn sau lớp “màn sương” của bụi và khí gas.
Xem thêm trên ScienceAlert