Một phần mủ gòn | |
Quốc gia xuất xứ | Việt Nam |
---|---|
Màu sắc | vàng cam |
Thành phần | mủ gòn
|
Biến thể | đường, hột é, hạt chia |
Nhựa gòn là một loại nhựa cây được tiết ra từ thân cây gòn (Gossampinus malabarica, thuộc họ Bombacaceae). Nhựa gòn có màu nâu sậm, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa, có vị chát nhẹ. Tại Việt Nam, nhựa gòn được sử dụng làm thức uống giải khát.
Thành phần
Nhựa gòn chứa ít năng lượng và nhiều chất khoáng như Canxi, Kali, Magie, Kẽm, Natri. Nó cũng chứa một lượng cao chất xơ tan trong nước.
Tính chất
Theo y học cổ truyền, nhựa gòn có vị ngọt, tính mát, tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, giảm khát, làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn đối với đường tiết niệu. Nhựa gòn thường được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và điều trị táo bón nhờ có chất xơ cao giúp làm sạch ruột già, tăng sản sinh phân và kích thích ruột hoạt động. Ngoài ra, nhựa gòn còn giúp cải thiện lipid máu, làm giảm cảm giác thèm ăn và điều chỉnh đường huyết ở những người thừa cân, béo phì hoặc bị tiểu đường.
Người Việt thường sử dụng nhựa gòn đơn thuần hoặc phối hợp với các loại thảo dược như hột é, lười ươi để pha chế đồ uống làm mát, giải độc cho cơ thể.
Độc tính và lưu ý
Nhựa gòn không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và làm dịu dạ dày, hai đặc tính này có thể gây ra một số phản ứng phụ. Theo y học cổ truyền, việc sử dụng quá mức nhựa gòn có thể dẫn đến mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng nhựa gòn để tránh nguy cơ sảy thai. Khi pha chế, cần đảm bảo dùng đủ nước hoặc ngâm nhựa trong nước đúng cách để tránh tình trạng nhựa gòn trương nở gây tắc ruột khi tiếp xúc với dạ dày. Chỉ sử dụng nhựa gòn đã qua chế biến và bảo quản vệ sinh.
Cách sử dụng
Mủ gòn được sử dụng làm đồ uống giải khát ở vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam. Chúng được thu hoạch từ thân cây, ngâm trong nước để làm sạch và phình ra. Sau khi ngâm nước làm sạch, mủ gòn không có vị gì đặc biệt, và được chế biến bằng cách phối hợp với các thành phần khác như hạt chia, nha đam, sương sáo, dầu chuối và đường.
Chú thích
Liên kết ngoài
- Nguyễn Quý Dưỡng (ngày 19 tháng 1 năm 2021). “Mủ gòn có tác dụng gì? Hướng dẫn cách chế biến mủ gòn tại nhà”. yte24h. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.