1. Một số kiến thức cơ bản về loãng xương
1.1. Loãng xương là gì và nguy hiểm như thế nào?
Loãng xương xảy ra khi mật độ của các chất tạo xương giảm đi. Do đó, xương trở nên mỏng hơn, dễ gãy và dễ bị tổn thương khi có tác động từ bên ngoài. Phần xương cổ tay, xương đùi, xương cột sống thường bị loãng nhanh hơn so với các phần khác trên cơ thể.
Bệnh loãng xương xảy ra khi mật độ các chất tạo xương giảm đi
Hầu hết bệnh nhân bị loãng xương là những người cao tuổi. Lúc này, quá trình tạo xương trong cơ thể gặp nhiều khó khăn và rối loạn do lão hóa, làm cho xương dần suy yếu. Tình trạng loãng xương làm xương dễ gãy, và để phục hồi cần rất nhiều thời gian và công sức, đôi khi cần phải phẫu thuật với chi phí rất cao.
Loãng xương là một căn bệnh phổ biến nhưng diễn biến rất âm thầm. Nhiều người chủ quan, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây là một bệnh nguy hiểm và cần phải được điều trị kịp thời. Nếu không điều trị, nguy cơ gãy xương có thể xảy ra ngay cả khi có tác động nhẹ. Những trường hợp nặng có thể gãy xương chỉ do một cái hắt hơi mạnh.
Nếu xảy ra gãy xương ở những vị trí như cột sống, xương đùi, xương cổ tay,... thì rất nguy hiểm và khó phục hồi, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời. Thời gian phục hồi sau khi gãy xương do loãng xương rất lâu và nguy cơ tái phát cao.
1.2. Các dấu hiệu của bệnh loãng xương
Ban đầu, bệnh loãng xương thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Phần lớn thời gian, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã gặp phải biến chứng. Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây, nên đi khám để điều trị sớm:
Cảm giác đau nhức xương nặng, đặc biệt là đau lưng (có thể là đau mãn tính hoặc đau cấp tính).
Loãng xương phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
Các triệu chứng đau nhức xương khớp thường rõ ràng hơn ở những vùng xương thường xuyên chịu áp lực. Bệnh nhân cảm thấy đau nhiều khi phải bê vác vật nặng, cơn đau có thể tái phát và không thuyên giảm.
Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng biến dạng cột sống như cột sống cong, vẹo, gù, gãy, hoặc bệnh nhân bị giảm chiều cao.
Có biểu hiện đau ngực và khó thở khi loãng xương ảnh hưởng đến lồng ngực và các thân đốt sống.
Ngay cả khi có tác động nhẹ cũng có thể xảy ra loãng xương và gãy xương mà không có chấn thương rõ rệt. Thường xảy ra ở xương đốt sống, xương cổ, đùi, xương quay,…
Loãng xương làm cho xương dễ gãy khi bị tác động nhẹ
Bên cạnh các triệu chứng đã đề cập, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số dấu hiệu như thoái hóa khớp, tăng huyết áp, khó khăn khi cúi người, gập người,…
Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe, được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để bệnh nhanh chóng khỏi.
2. Ai nên kiểm tra mật độ xương?
Dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương và cần phải kiểm tra mật độ xương:
Người cao tuổi nên đi kiểm tra mật độ xương định kỳ để khắc phục nhanh chóng tình trạng loãng xương
-
Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phụ nữ bị mãn kinh sớm: Rất nhiều thống kê cho thấy, phụ nữ có tỉ lệ cao hơn nam giới mắc bệnh loãng xương, đặc biệt là phụ nữ Châu Á. Chuyên gia khuyên sau khi mãn kinh hoặc bị mãn kinh sớm, phụ nữ nên theo dõi và kiểm tra mật độ xương.
-
Người cao tuổi: Đây là nhóm người nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương do có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương do quá trình lão hóa.
-
Những người ít vận động cũng có nguy cơ cao hơn bị loãng xương so với những người thường xuyên vận động.
-
Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh loãng xương, bạn cũng nên chú ý hơn đến sức khỏe xương của mình.
-
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc corticoid và thuốc chống co giật kéo dài.
-
Những người thấp còi.
-
Người bị biến dạng đốt sống.
-
Những người bị mắc các bệnh như thiểu năng các tuyến sinh dục nam, nữ, bệnh nội tiết (cường giáp, cường tuyến cận giáp, hoặc tình trạng bệnh nhân bị cường tuyến vỏ thượng thận), bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, canxi, protein,...
-
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc thyroxine.
-
Những trường hợp bị bệnh khớp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…
-
Những người nghiện rượu bia và thường xuyên hút thuốc lá.
3. Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh loãng xương?
Đối với những bệnh nhân đã được kiểm tra mật độ xương và được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, cần chú ý đến một số vấn đề sau trong quá trình điều trị:
Ở mỗi độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe khác nhau, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau. Mục đích của điều trị là giúp bệnh nhân có thể vận động tốt hơn, đi lại và hoạt động dễ dàng hơn.
Bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ vitamin D, nên tiếp xúc ánh sáng mặt trời trước 9 giờ sáng. Đồng thời, cơ thể bệnh nhân cũng cần được bổ sung canxi và protein đầy đủ. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, lượng bổ sung sẽ khác nhau.
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng. Không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
Bệnh nhân cần uống đủ nước hàng ngày.
Đối với những người cao tuổi, tình trạng loãng xương có thể gây nguy hiểm với nguy cơ gãy xương do té ngã. Bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt để giảm thiểu nguy cơ này.