Trong một thế giới nơi hàng trăm ứng viên cạnh tranh cho một vị trí, làm thế nào để bạn thực sự nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng? Bí mật không nằm ở số lượng dự án bạn đã tham gia hay bằng cấp bạn sở hữu, mà ở cách bạn thể hiện tư duy của mình. Một câu trả lời có cấu trúc, một câu hỏi thông minh có thể khiến bạn trở thành ứng viên hàng đầu, thậm chí trước cả khi bạn rời khỏi phòng phỏng vấn.
Dưới đây là 3 kỹ năng mà Linh đánh giá cao ở một ứng viên trong một buổi phỏng vấn:
1. Biết cách cơ cấu câu trả lời
Nhiều năm trước, khi nói về trả lời phỏng vấn, chúng ta thường tìm kiếm mẫu câu trả lời và cố gắng ghi nhớ chúng. Những câu trả lời kiểu này thường không được đánh giá cao. Hãy tưởng tượng, nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bao nhiêu ứng viên trước đây? Họ có thể dễ dàng nhận ra những câu trả lời giống nhau và đánh giá thấp về bạn.
Thay vì một câu trả lời đúng, nhà tuyển dụng muốn một ứng viên phù hợp với vị trí và văn hóa doanh nghiệp của họ. Họ muốn biết nhiều hơn về các dự án bạn đã tham gia, những thách thức bạn đã đối mặt và thành công bạn đã đạt được.
Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng không có thời gian để bạn kể lể dài dòng. Dưới đây là hai mô hình giúp bạn cơ cấu câu trả lời của mình. Bởi vì cách bạn kể chuyện cũng thể hiện tư duy và mức độ chuyên nghiệp của bạn.
a. Mô Hình STAR:
i. Tình Huống (Situation): Mô tả ngắn gọn về tình huống, dự án hoặc thử thách bạn đã gặp.
ii. Nhiệm Vụ (Task): Xác định các nhiệm vụ bạn cần hoàn thành trong các tình huống đó.
iii. Hành Động (Action): Mô tả chi tiết các bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
iv. Kết Quả (Result): Đề cập rõ kết quả đã đạt được sau khi thực hiện các hành động.
Nguồn ảnh: Google
Ví dụ: Câu hỏi phỏng vấn: 'Hãy kể về một lần bạn đã giải quyết một vấn đề phức tạp.'
i. Tình Huống (Situation):
- Trong dự án phần mềm gần đây tại công ty trước, chúng tôi phát hiện một lỗi nghiêm trọng trong hệ thống quản lý khách hàng, dẫn đến việc dữ liệu không được cập nhật chính xác.
ii. Nhiệm Vụ (Task):
- Nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt đội ngũ kỹ thuật tìm ra nguồn gốc của lỗi và sửa chữa lỗi này trước khi ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính quý.
iii. Hành Động (Action):
- Tôi tổ chức một loạt cuộc họp ý tưởng để xác định vấn đề, sau đó phân chia công việc để tiến hành kiểm tra kỹ thuật chi tiết hơn. Tôi cũng liên lạc hàng ngày với đội nhóm và các phòng ban liên quan để cập nhật tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
iv. Kết Quả (Result):
- Lỗi được xác định và sửa chữa trong vòng 2 tuần, giúp công ty tiết kiệm được một lượng lớn chi phí và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín. Dự án sau đó được đánh giá cao bởi ban lãnh đạo và tôi được công nhận với giải thưởng 'Nhân viên xuất sắc' cho quý đó.
b. Quy Tắc PEE:
i. Nêu Ra Điểm Chính (Point): Điểm này phản ánh khả năng và kinh nghiệm của bạn liên quan đến câu hỏi.
ii. Cung Cấp Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Họa (Evidence): Ví Dụ Nên Cụ Thể, Dễ Hiểu Và Có Liên Quan Đến Công Việc Bạn Ứng Tuyển.
iii. Phân Tích Và Giải Thích Ví Dụ (Explain): Nêu Rõ Vai Trò Của Bạn Trong Ví Dụ Và Kết Quả Đạt Được. Liên Hệ Ví Dụ Với Yêu Cầu Của Công Việc Để Chứng Minh Bạn Phù Hợp Với Vị Trí Ứng Tuyển.
Nguồn Ảnh: Google
Ví Dụ: Câu Hỏi Phỏng Vấn: 'Hãy Kể Về Một Lần Bạn Đã Giải Quyết Một Vấn Đề Phức Tạp.'
i. Điểm Chính (Point):
- Tôi Có Khả Năng Giải Quyết Các Vấn Đề Phức Tạp Và Nâng Cao Hiệu Suất Công Việc Trong Môi Trường Áp Lực.
ii. Cung Cấp Ví Dụ Cụ Thể Để Minh Họa (Evidence):
- Ví Dụ Điển Hình Là Tình Huống Tại Công Ty Trước, Khi Chúng Tôi Phát Hiện Một Lỗi Nghiêm Trọng Trong Hệ Thống Quản Lý Khách Hàng, Làm Dữ Liệu Không Được Cập Nhật Chính Xác. Với Vai Trò Là Người Dẫn Dắt Đội Ngũ Kỹ Thuật, Tôi Đã Đối Mặt Với Thách Thức Không Nhỏ: Tìm Ra Và Sửa Chữa Lỗi Trước Khi Nó Ảnh Hưởng Đến Báo Cáo Tài Chính Quý.
iii. Phân Tích Và Giải Thích Ví Dụ (Explain):
- Để Giải Quyết Vấn Đề, Tôi Tổ Chức Các Buổi Brainstorming Để Xác Định Vấn Đề, Sau Đó Phân Chia Công Việc Và Thực Hiện Kiểm Tra Kỹ Thuật Chi Tiết Hơn. Qua Quá Trình Liên Lạc Hàng Ngày Với Đội Nhóm Và Các Phòng Ban Liên Quan Để Điều Chỉnh Kế Hoạch Một Cách Linh Hoạt, Chúng Tôi Không Chỉ Xác Định Được Nguồn Gốc Của Lỗi Mà Còn Sửa Chữa Nó Trong Vòng 2 Tuần. Kết Quả Là, Công Ty Không Chỉ Tiết Kiệm Được Chi Phí Mà Còn Giữ Vững Uy Tín Trên Thị Trường.
- Sự Thành Công Này Không Chỉ Chứng Minh Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề Dưới Áp Lực Của Tôi Mà Còn Cho Thấy Tôi Có Thể Đảm Bảo Kết Quả Công Việc Cao Ngay Cả Trong Tình Huống Khó Khăn.
Biên Tập: Phạm Huyền Thương
Nguồn Hình Ảnh: Google
Liên Kết Bài Viết Gốc: Thái Vân Linh - 3 Kỹ Năng Quan Trọng Để Phỏng Vấn Thành Công