(Liệu nó có tiềm năng thật không?)
Những thắc mắc xoay quanh tiềm năng của ngành này đã được nhiều người đặt ra, và mình đã đưa ra câu trả lời trong một số bình luận trước đó. Nhưng vấn đề này thực sự rất quan trọng, là lý do khiến nhiều người quyết định theo đuổi copywriting, vì vậy mình quyết định dành một bài viết riêng cho câu hỏi này.
Bài viết này mình tham khảo từ 2 bài thảo luận của bạn Trương Thiện Phát và Phan Trọng Hiếu về tiềm năng của ngành Copywriting tại Việt Nam, và mình muốn kết hợp và tổng hợp chúng thành một bài viết hoàn chỉnh hơn để mọi người có thể đọc hiểu. Mình muốn gửi lời cảm ơn đến 2 bạn đã chia sẻ quan điểm của mình.
Trước hết, cần phải làm rõ rằng, mỗi ngành nghề đều có vai trò và đóng góp riêng trong nền kinh tế. Thực tế, không chỉ Copywriting, còn nhiều ngành nghề khác đang có tiềm năng ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ, trong lĩnh vực khoa học dữ liệu (data science), đây là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và đòi hỏi nhiều nhân lực có kỹ năng. Các công ty đang tập trung phát triển bộ phận quản lý dữ liệu riêng vì dữ liệu hiện nay chính là quyền lực, và ai có dữ liệu thì có sức mạnh.
Gần đây, với sự phổ biến của TikTok, content creator trở thành một lựa chọn phổ biến đối với nhiều bạn trẻ vì tính linh hoạt, sáng tạo và khả năng kiếm thu nhập từ affiliate hoặc booking.
1. Copywriting trong lĩnh vực marketing.
Copywriting là một phần của lĩnh vực Marketing, hay cụ thể hơn là Digital Marketing ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không định nghĩa Marketing ở đây vì nó đã được trình bày nhiều trên mạng và trong sách vở. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào Copywriting trong Marketing.
Vai trò của một Sales Copywriter trong bộ phận Marketing là giúp tăng hiệu quả bán hàng. Sales Copywriter thường làm việc độc lập và tập trung vào việc bán hàng hơn là việc giáo dục. Vì vậy, một Sales Copywriter cần không chỉ giỏi viết mà còn cần hiểu biết về sales và marketing nói chung. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa một nhà văn và một Sales Copywriter.
Trong kinh doanh, bán hàng là yếu tố quan trọng. Nếu bạn có thể giúp người khác bán được sản phẩm, bạn sẽ thành công.
2. Tại sao các doanh nghiệp cần những người viết copy?
Đương nhiên, để tạo ra quảng cáo, viết các tài liệu phục vụ cho việc bán hàng. Khả năng viết của một Copywriter càng xuất sắc, những email, trang landing page hoặc trang sales page mà họ viết sẽ chuyển đổi được nhiều khách hàng hơn. Về cơ bản, bạn giúp cho công ty/doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cung cấp những lợi ích cho doanh nghiệp và giải quyết những vấn đề của họ.
Vậy những lợi ích mà bạn mang lại với vai trò của một Copywriter là gì?
Tăng doanh số bán hàng
Tăng lượng leads (khách hàng tiềm năng)
Đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu
Vấn đề mà bạn giải quyết là gì?
Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức (vì họ đã thuê bạn)
Thuê một freelance copywriter trả tiền theo dự án sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc thuê một full-time copywriter
3. Vì sao sales copywriting chưa phát triển mạnh ở Việt Nam?
Vì ít người nhận ra rằng họ cần nó. Một vấn đề khá đáng tiếc cho copywriter ở Việt Nam là sự nhầm lẫn giữa khái niệm Copywriter và Content Writer.
Tại sao cần thuê copywriter thay vì tuyển một người làm cả content và quảng cáo?
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành marketing trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, đặc biệt là vị trí content marketing, đã thu hút một lượng lớn những người từ các lĩnh vực khác, vì nó được coi là bước nhảy hoàn hảo để tham gia vào lĩnh vực marketing.
Bằng chứng?
Số lượng các nhóm và cơ hội việc làm liên quan đến nội dung trên các mạng xã hội đang tăng mạnh. Trên Facebook, có rất nhiều nhóm về nội dung, trong khi nhóm về Copywriting thì ít hơn, có lẽ không đến 10% thị trường. Tương tự trên Google, khi bạn tìm kiếm 'Copywriting', bạn thường sẽ thấy kết quả liên quan đến nội dung nhiều hơn.
Copy và nội dung đều có vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp/công ty, mặc dù chúng khác nhau về mục đích. Việc sử dụng đúng loại nào, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn cần chỉ ra cho khách hàng lý do tại sao họ cần Copy và bạn có thể tạo ra điểm khác biệt với những gì họ đã làm nhưng chưa hiệu quả.
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã chuyển từ offline sang online. Họ tìm kiếm thông tin trên mạng và đây là cơ hội để bạn tiếp xúc và thuyết phục họ từ lúc ban đầu. Khi đã đọc thông tin cần thiết, khách hàng sẽ quyết định mua hàng trực tuyến. Đây chính là sức mạnh của copywriting và điều mà doanh nghiệp cần.
Do đó, khi khách hàng nhận ra họ cần gì chính xác, ngành copywriting sẽ bùng nổ tại Việt Nam.
4. Sự lựa chọn của các doanh nghiệp lớn.
Đối với các doanh nghiệp lớn, nếu họ có kế hoạch truyền thông cẩn thận và ngân sách lớn cho các chiến dịch truyền thông, họ sẽ tìm đến các agencu (công ty quảng cáo) nơi tập trung nhiều bộ não về lên chiến lược, nghĩ ra ý tưởng lớn, triển khai ý tưởng lớn, sáng tạo nội dung/hình ảnh/video và quản lý dự án từ đầu đến cuối một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Trong agency, Copywriter chịu trách nhiệm phát triển và triển khai các ý tưởng sáng tạo thành các ấn phẩm truyền thông. Làm việc cùng với designers, accounts và planners, copywriter tại đây đảm bảo rằng yêu cầu của nhãn hàng được tuân thủ và thông điệp chính được truyền tải đúng ý. Copywriter ở agency không phải chịu áp lực KPI về tỉ lệ chuyển đổi của bài viết.
Làm một freelance sales copywriter, bạn sẽ phải thực hiện tất cả những công việc này, vì vậy khối lượng công việc và áp lực sẽ lớn hơn nhiều. Thông thường, bạn sẽ tính lương theo dự án hoặc theo tháng, và bạn cũng sẽ tham gia vào các dự án với vai trò đầu vào, hỗ trợ team trong việc ký kết hợp đồng.
5. Có tiềm năng không?
Câu trả lời là có, nhưng chính chúng ta là những người làm Copywriter sẽ đóng góp vào việc khai thác tiềm năng đó.
Copywriting không giống như vàng, tự lên giá khi để lâu. Để tạo ra giá trị, cần có sự nỗ lực và sự thuyết phục khách hàng, từ đó nhận thức về ngành sẽ dần được nâng cao.
Nhìn chung, do Sales Copywriting chưa phát triển nhiều ở Việt Nam, nên cơ hội phát triển vẫn rất lớn. Sự phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng của bạn, nếu bạn có thể giải thích rõ hơn cho nhiều người hiểu, thì cơ hội sẽ mở rộng ra nhiều hơn.
Khi nhiều người hiểu đúng vai trò của Copy, nó sẽ tồn tại song song với Content, không cần phải chồng lên nhau nữa.