Bài viết này dành cho những bạn mới bắt đầu trong lĩnh vực content, những người đã đi một đoạn đường nhưng chưa biết hướng đi tiếp theo, những ai đã leo lên gần đỉnh nhưng muốn nhìn xung quanh, tham gia vào không gian rộng mở của lĩnh vực này...
Bài viết này sẽ khá dài và mang tính chất tham khảo, từ góc nhìn của một người làm thực tế, một người quản lý và đào tạo đội ngũ nhân sự content. Tác giả không có nhiều kinh nghiệm ở góc nhìn freelancer, vì thế bài viết sẽ phù hợp hơn với những bạn muốn theo đuổi content chuyên nghiệp tại các công ty.
BƯỚC 1 - BẮT ĐẦU TÌM HIỂU: TÔI LÀ AI, ĐÂY LÀ ĐÂU?
Bạn có thể là sinh viên, người ở ngành khác chưa biết gì về content. Lúc này, việc quan trọng nhất là tự tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực như content là gì, công việc của content là gì, cần những phẩm chất gì... để kiểm chứng xem mình có phù hợp với lĩnh vực này không.
Ở giai đoạn này, hãy tập trung vào việc hiểu rõ về content và xem liệu bạn thực sự thích nó hay không. Đừng lo lắng về việc kiếm tiền từ content hay làm giàu từ nó ngay lúc này. Chỉ cần hiểu được nó là gì và bạn có thích nó không đã đủ.
Bước tiếp theo, bạn hãy dành thời gian để đắm chìm trong thế giới của những người làm Content, ví dụ như:
- Theo dõi các fanpage về Marketing, truyền thông
- Tham gia các nhóm như Tâm sự Con Sen, Hỏi đáp Marketing, Viết lách mỗi ngày, Những người viết hàng ngày…
- Tham gia các sự kiện như workshop, talkshow, webinar, offline… để lắng nghe những chia sẻ từ những người trong ngành.
- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản của Marketing, đặc điểm của các loại Content, các nền tảng mạng xã hội (tìm hiểu nhiều trên FB, thường xuyên xem TikTok, đọc báo, chú ý các bài viết trên Google…)
BƯỚC 3 - CHỌN HƯỚNG ĐI PHÙ HỢP
Ở bước này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về việc làm Content. Tiếp theo, hãy xác định mục tiêu mình muốn theo đuổi, vị trí làm việc và lĩnh vực mong muốn. Ví dụ, nếu bạn thích những nội dung nhanh nhẹn, thú vị, thì Social Content có thể là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn ưa viết lách kỹ lưỡng, thì có thể tập trung vào việc làm nội dung website. Hoặc nếu bạn muốn thử nghiệm mọi thứ, học mọi thứ, thì nên tìm hiểu về Content đa kênh, Content Marketing cho doanh nghiệp.
Tiếp theo, bạn cần học sâu hơn bằng cách:
Học miễn phí trên Google, Facebook, Youtube, Tiktok, Linkedin, Hubspot. Ban đầu có thể gặp khó khăn khi đối diện với số lượng kiến thức lớn, nhưng về lâu dài, bạn sẽ hình thành được kiến thức cơ bản để xây dựng.
Lựa chọn nguồn tham khảo uy tín, kiểm tra background của người chia sẻ, tổ chức. Cần chú ý đến sự mới mẻ và ứng dụng trong thị trường Việt Nam, vì kiến thức Marketing luôn cần được cập nhật liên tục.
Tham gia các khóa học ngắn hạn về Content để hệ thống hóa kiến thức và có cơ hội trao đổi trực tiếp với giảng viên. Nên chọn các khóa học có tính thực hành và được hỏi đáp trực tiếp với giảng viên. Chúng ta cần nhớ rằng tâm thế học là quan trọng, không chỉ vì bằng cấp. Nếu có thể, hãy xây dựng mối quan hệ với giảng viên để họ có thể trở thành người hỗ trợ và chỉ dẫn cho bạn.
Tìm kiếm các khóa học trực tuyến dưới dạng video để tiết kiệm chi phí. Có nhiều trang web như Brandcamp, KTCity,... cung cấp các khóa học với giá khoảng từ 500k-1 triệu đồng. Ưu điểm của các khóa học này là có thể xem lại nhiều lần, nhưng thời lượng thường ngắn và tập trung vào những kiến thức cơ bản.
Bước 4 - Tìm Kiếm Cơ Hội Thực Hành
Trong nghề này, không thể chỉ biết lý thuyết mà không thực hành. Bạn phải thực sự làm, làm nhiều mới tiến bộ được. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm bằng cách chăm chỉ làm bài tập trong các lớp hoặc tạo fanpage/blog riêng để thể hiện sự sáng tạo.
Bước 5 - Tìm Kiếm Việc Làm (Bán Thời Gian/Toàn Thời Gian)
Nếu bạn là sinh viên, có thể tìm việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn đã đi làm, hãy thử thực tập tại công ty hoặc bắt đầu từ vị trí Junior Content. Đừng quên chuẩn bị CV và Portfolio cẩn thận, và xác định lĩnh vực bạn muốn làm. Điều này rất quan trọng, vì môi trường làm việc ban đầu ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm và tiến bộ của bạn.
Nếu may mắn chọn được công ty tốt, với môi trường tích cực, bạn sẽ từng bước tiến lên qua các vị trí
Thực Tập Sinh Content:
Nhân Viên Content Junior:
Chuyên Viên Content:
Chuyên Viên Content Cao Cấp:
Lãnh Đạo Content:
Quản Lý Content:
Lưu Ý Về Thời Gian Phấn Đấu và Mức Lương Trung Bình: Có Thể Tùy Theo Trường Hợp, Lĩnh Vực Công Ty và Tài Năng Của Bạn. Có Người Chỉ Sau 6 Tháng - 1 Năm Đã Trở Thành Lãnh Đạo Trong Lĩnh Vực Content.
Thường Thì Ít Ai Phát Triển Hết Các Vị Trí Trên Tại Một Công Ty, Nhưng Cũng Không Phải Là Không. Những Người Đủ Kiên Trì và Gắn Bó Đi Lên Với Doanh Nghiệp Từ Vị Trí Thấp Nhất Thường Có Thời Gian Thăng Tiến Nhanh Hơn Thay Đổi Nhiều Công Ty và Bắt Đầu Lại (Tất Nhiên Vẫn Có Trường Hợp Nhảy Sang Công Ty Mới Với Vị Trí Mới Cao Hơn). Đa Số Mọi Người Sẽ Phải Trải Qua Nhiều Công Ty Để Học Hỏi Nhiều Dạng Content Khác Nhau Hoặc Đặc Thù Riêng Của Từng Lĩnh Vực Từ Biết Đến Hiểu và Am Hiểu Chuyên Sâu, Vững Vàng Kiến Thức.
Nếu Có Thể, Bạn Nên Bắt Đầu Ở Công Ty Quảng Cáo Để Làm Quen Với Nhịp Độ Công Việc Cao, Các Dự Án Đa Dạng Từ Đó Tìm Ra Mảng Thế Mạnh Của Mình, Có Cơ Hội Được Trải Nghiệm và Nâng Cao Chuyên Môn Trong Thời Gian Nhanh Chóng. Sau Đó Bạn Vẫn Tiếp Tục Làm Ở Công Ty Quảng Cáo Hoặc Chuyển Sang Làm Cho Khách Hàng, Làm Riêng, Tạo Team, Mở Công Ty Đều Được…
Tất Nhiên, Làm Việc Ở Khách Hàng Cũng Tốt Chứ, Mình Đã Bắt Đầu Ở Khách Hàng Trước Khi Vào Công Ty Quảng Cáo. Nhưng Dù Ở Đâu, Bạn Cũng Nên Tìm Hiểu Kỹ Về Công Ty Sắp Apply Để Tránh Các Rủi Ro Không Đáng Có, Quan Trọng Là Tìm Được Người Sếp/Mentor Thì Sẽ Đi Rất Nhanh.
Tóm Lược Các Cấp Độ Của Người Làm Content Sẽ Đi Qua Những Hành Trình Như Sau:
Về Cơ Sở Tư Duy
Chưa Biết Viết Gì
Viết Rồi Mới Nghĩ
Nghĩ Gì Viết Đó
Vừa Viết Vừa Nghĩ
Nghĩ Rồi Mới Viết
Về Mức Độ Tự Chủ
Viết Theo Yêu Cầu
Viết Theo Ý Mình
Hướng Dẫn Người Khác
Tự Tạo Ra Đề Bài
Quản Lý, Kiểm Soát
Mỗi Người Sẽ Có Một Con Đường, Không Ai Giống Ai Vì Cơ Bản Chúng Ta Không Cùng Background, Không Chung Điểm Xuất Phát. Trên Con Đường Đó, Nên Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Tư Duy Tích Cực và Động Lực Từ Bên Trọng Của Bạn, Cũng Như Sự Thích Nghi Linh Hoạt Vì Chỉ Có Chính Bạn Mới Hiểu Rõ Bản Thân Mình.
Trên Đây Là Một Số Gợi Ý Cơ Bản Giúp Các Bạn Mới Vào Nghề Có Cơ Sở Cho Định Hướng Của Mình. Chắc Chắn Thông Tin Chỉ Mang Tính Chất Tham Khảo Dựa Trên Góc Nhìn Của Mình và Thị Trường, Các Anh Chị Đi Trước Có Thể Bổ Sung Thêm Nhé.
Mình Không Chúc Các Bạn Vào Nghề “Ếm Ả” Vì Nghề Nào Cũng Có Cái Giá Của Nó, Sự Thành Công Nào Cũng Được Đánh Đổi Bởi Rất Nhiều Mồ Hôi Công Sức, Sự Nỗ Lực Hàng Ngày. Càng Nhiều Trải Nghiệm Thì Vốn Sống, Vốn Kiến Thức Của Bạn Càng Phong Phú, Sẽ Không Có Gì Là Dư Thừa. Chúc Bạn Sớm Lựa Chọn Con Đường Phù Hợp Nhất Với Bản Thân và Tối Ưu Nhất Đường Đi Đến Đó.