Xin chào mọi người,
Gần đây, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số ứng viên cho vị trí quản lý nội dung cho nhóm. Trong quá trình đó, chúng tôi đã nhận ra một số điểm cần cải thiện để các bạn có thể tỏa sáng hơn trong các buổi phỏng vấn tới.
Trước đây, tôi cũng đã trải qua nhiều buổi phỏng vấn tại các câu lạc bộ và dự án khác, và tôi nhận thấy một số lỗi phổ biến mà mọi người thường gặp phải.
Dù bạn phỏng vấn trực tuyến hay không, những lời khuyên dưới đây cũng có thể áp dụng được. Đặc biệt, nếu bạn làm việc trên Upwork và cần phỏng vấn với khách hàng, những mẹo sau đây sẽ giúp bạn để lại ấn tượng 'chuyên nghiệp' trong mắt họ!
1. ĐỪNG ĐẾN MUỘN, DUY TRÌ ĐÚNG GIỜ
Nguồn: Google
Bạn có tin rằng cuộc phỏng vấn bắt đầu ngay trước khi bạn bước vào phòng không? Thực tế, tôi cho rằng việc bạn đến sớm 5 phút là rất hợp lý. Hãy ngồi trong phòng chờ trước và chuẩn bị tâm lý tốt nhất có thể. Vào buổi phỏng vấn với tâm thế vội vã có thể khiến bạn quên mất này kia và không thể thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
2. CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG NỘI DUNG TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN
Nguồn: Google
Có những câu hỏi phỏng vấn mà hầu như mọi nơi đều hỏi, như là tự giới thiệu, điểm mạnh điểm yếu, và những câu hỏi liên quan đến công việc...
Khi được hỏi, việc ngập ngừng và ậm ừ có thể khiến người ta cảm thấy bạn không tự tin và chuẩn bị kém cỏi. Tốt nhất là bạn nên thuộc lòng những ý chính cho các câu hỏi đó để trả lời một cách trôi chảy hơn.
3. KIỂM TRA THIẾT BỊ VÀ GIỮ ỔN ĐỊNH
Nguồn: Google
Thực sự, khi phỏng vấn, hãy sử dụng máy tính. Nếu bạn không có máy tính, hãy sử dụng điện thoại, nhưng hãy đặt nó cố định trên bàn, kệ gì đó và căn góc sao cho khung hình đi từ cổ đến qua khỏi đầu bạn một chút.
Mình thực sự không thích khi phỏng vấn, máy tính rung lắc, và người cầm điện thoại quay chỗ này quay chỗ kia. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, hãy đảm bảo căn góc đúng nhé!
4. LUÔN GIỮ GIAO TIẾP BẰNG MẮT VỚI NGƯỜI PHỎNG VẤN
Nguồn: Google
Đừng nhìn trái phải và làm những điều không đẹp như vậy khi phỏng vấn nhé.
Thật đấy. Một cách để thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp của bạn là luôn nhìn thẳng vào màn hình và tương tác với người phỏng vấn. Hãy luôn giữ một nụ cười tươi tắn và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tích cực, sẽ rất tốt đấy.
5. GIỮ SỰ TỰ TIN CẦN CÓ
Nguồn: Google
Khi tham gia phỏng vấn, hãy luôn tin rằng bạn mang lại giá trị cho họ, và họ sẽ trả tiền cho giá trị mà bạn tạo ra. Đừng quá khiêm nhường nhưng cũng đừng quá kiêu căng. Hãy luôn tin rằng bạn có thể giúp đỡ họ và tự tin vào khả năng của bản thân.
Và hãy bỏ khái niệm “xin việc” đi. Chúng ta không xin xỏ gì trong một cuộc thương lượng lao động. Tôi mang lại giá trị cho anh, anh trả tiền để có được giá trị đó. Đó là sự công bằng và tôn trọng.
6. THÁI ĐỘ & TÔNG GIỌNG
Nguồn: Google
Khi tham gia phỏng vấn, thái độ rất quan trọng.
Vậy thái độ phù hợp là gì?
Theo đánh giá của tôi, môi trường phỏng vấn luôn cần phải trang nghiêm và chuyên nghiệp. Bạn nên cân nhắc thái độ và tính cách của người phỏng vấn để điều chỉnh thái độ phù hợp.
Mình đánh giá cao cá tính riêng biệt của mỗi người, nhưng khi tham gia phỏng vấn, hãy thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và tinh tế. Đừng quá quen thuộc như bạn bè mà bạn coi người phỏng vấn là người thân nhé.
7. HÃY CỐ GẮNG ĐẶT CÂU HỎI Ở CUỐI
Nguồn: Google
Thường thì ở cuối buổi phỏng vấn, họ sẽ hỏi bạn: “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”
Tin tôi đi. Đây không phải là một câu hỏi lịch sự bình thường, đó là cách họ đánh giá xem bạn có quan tâm đến công việc không. Hãy tìm hiểu kỹ vị trí bạn ứng tuyển, chuẩn bị trước câu hỏi và sử dụng cơ hội này để thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc!
8. HÃY CHUYÊN NGHIỆP & TÔN TRỌNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC
Nguồn: Google
Trong trường hợp đột xuất, nếu bạn không muốn tiếp tục hoặc tham gia buổi phỏng vấn, hãy thông báo trước cho người phỏng vấn qua email ít nhất 2 ngày.
Đừng nghĩ rằng việc không tham gia phỏng vấn sẽ không có hậu quả. Các nhà tuyển dụng lớn trong cùng ngành thường có mạng lưới liên kết, và những ứng viên thiếu chuyên nghiệp có thể bị đưa vào danh sách đen. Nếu bạn muốn giữ vững sự nghiệp, hãy giữ cho hồ sơ của bạn sạch sẽ.
Đó là 8 điều cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn. Một số điều chỉ phù hợp với phỏng vấn trực tuyến, vì vậy hãy chọn lựa theo tình huống cụ thể của bạn.