Chắc chắn không ít bạn Fresher/ Junior Data Analyst đang cố gắng tìm cách nâng cao kỹ năng để tiến đến vị trí cao hơn trong ngành – Senior Data Analyst. Thực tế, Vinh đã từng hướng dẫn cho nhiều bạn Fresher/ Junior DA, và hầu hết các bạn vẫn tiếp cận công việc theo cách mà chúng ta thường được giáo dục ở trường: (1) Nghe giảng – (2) Trả lời câu hỏi. Và lặp lại quy trình đó.
Cuối cùng, các nhà phân tích thường là những người xuất sắc nhất trong hệ thống này và họ thường đạt điểm cao và biểu hiện xuất sắc trong các bài kiểm tra. Điều này không sai, nhưng để trở thành một Data Analyst chất lượng, cần thay đổi cách suy nghĩ. Một nhà phân tích giỏi luôn tò mò về doanh nghiệp, có nghĩa là chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu, đề xuất ý kiến giúp ích cho doanh nghiệp và theo đuổi chúng – bất kể người khác mong đợi điều gì.
Dưới đây là 3 tư duy mà Vinh đã chia sẻ trong quá trình hướng dẫn của mình, và hầu hết phản hồi là chúng hữu ích cho họ.
1. Luôn tò mò về doanh nghiệp:
Sự tò mò luôn giúp bạn học hỏi và khám phá nhiều hơn!
Khác với trường học, người quản lý của bạn không thể cung cấp câu trả lời sẵn cho mọi vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp. Bằng cách luôn giữ lòng 'tò mò' và tích cực tìm hiểu, không ai và không có lí do gì có thể ngăn bạn hiểu về doanh nghiệp. Và khi bạn hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, hoặc nói cách khác, khi bạn có kiến thức chuyên môn đủ, việc phân tích số liệu sẽ mang lại kết quả tích cực hơn, bởi vì việc hiểu và xác định chính xác vấn đề của doanh nghiệp trước khi phân tích là một bước quan trọng.
Ví dụ: Nếu chúng ta muốn phát triển hệ thống đề xuất cho nền tảng thương mại điện tử (E-commerce), chúng ta cần hiểu cách người dùng duyệt các cửa hàng trực tuyến. Nếu thiếu kiến thức chuyên môn, chúng ta chỉ có thể đặt mục tiêu là 'xây dựng hệ thống đề xuất tốt để tăng doanh thu', điều này không đủ chính xác. Tuy nhiên, một Data Analyst có kiến thức chuyên môn tốt sẽ đề xuất rằng: khi đánh giá hệ thống đề xuất của mình, chúng ta cần xác định mức độ quan tâm của người dùng tăng lên do các đề xuất tạo ra. Do đó, có thể tốt hơn nếu ta tập trung vào chỉ số CTR (tỷ lệ nhấp chuột) của trang web, bởi vì ngoài các đề xuất, có thể có những yếu tố khác đằng sau việc tăng doanh thu, như các sự kiện chiến dịch Mega vào ngày D-Day như 11.11.
Chủ động tìm kiếm dự án:
Nguồn ảnh: Google
Đừng ngồi chờ đợi những dự án thú vị sẽ tự đến với bạn, hãy tích cực tìm kiếm chúng. Đôi khi, chúng ta không có cơ hội làm những dự án khác nhau cùng một lúc, nhưng có một mẹo bạn có thể áp dụng để tiếp cận những bài toán khác nhau, đó là: tạo một danh sách các câu hỏi chưa được giải đáp mà bạn nghe được trong cuộc họp, cuộc gọi, bữa trưa, vv. Sau đó, cố gắng tìm cách giải đáp những câu hỏi đó mặc dù không được yêu cầu.
Hãy lập kế hoạch cho những kỹ năng mà bạn muốn cải thiện và tìm kiếm môi trường, con người, dự án có thể giúp bạn phát triển những kỹ năng đó. Khi bạn muốn tìm hiểu về data scientist, hãy xem có những data scientist nào ở công ty trên LinkedIn? Làm thế nào để bạn có thể mang lại giá trị cho họ? Hãy hành động trước khi nhận lại.
Tiếp cận mọi phân tích như thể bạn là người quản lý
Nguồn ảnh: Google
Góc nhìn của người quản lý mang lại cảm giác trách nhiệm của người quản lý
Hãy đặt tư duy “bạn đang là quản lý” để tiếp cận dự án, công việc, vấn đề, phân tích (dĩ nhiên bạn có quyền truy cập những phân tích đó). Lúc này, bạn là người cuối cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả. Vai trò như trên sẽ giúp bạn tự chủ trong việc thu thập thông tin cần thiết, đánh giá các phương án, quan sát quá trình thử nghiệm và hỗ trợ thực thi, thu thập dữ liệu, đánh giá kết quả đầu ra của mỗi thử nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho những lần phân tích sau.
Khi phát triển và thực hiện những tư duy trên, bạn sẽ nhận được nhiều trách nhiệm và nguồn lực hơn, bởi chỉ khi bạn tự chứng minh rằng mình có thể nhận biết cơ hội và giải quyết vấn đề, thì người quản lý sẽ sớm giao quyền lực nhiều hơn cho bạn.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phát triển tư duy để trở thành phiên bản tốt hơn trong lĩnh vực Phân Tích Dữ Liệu nhé.