- Số phút mình đã sử dụng điện thoại là 7 phút (tính từ 5:30 sáng đến 16:37 chiều - mình đã hoàn thành 90% nhiệm vụ)
- Mình ước tính đã viết khoảng 4000 từ trong ngày hôm nay. Chưa kể tin nhắn cho thành viên nhóm.
- Mình đã hoàn thành đọc xong 2 chương sách.
- Và mình đã tập luyện trong suốt 15 phút liên tục (tại nhà).
Mặc dù chưa qua cả 24 giờ, nhưng mình đã tập trung gần như 98,9% suốt nửa thời gian, và phần còn lại cũng không quá khó khăn.
Mình thường không thể tập trung quá 2 tiếng một lần, trừ khi cần phải hoàn thành công việc trước thời hạn hoặc khi đam mê viết không cho phép mình dừng lại.
Tuy nhiên, hôm nay, mình đã bất ngờ với khả năng của bản thân (khác biệt hoàn toàn so với suy nghĩ trước đó). Challenge này không bắt buộc mình phải tham gia. Mình tự đề xuất và tự cam kết suốt 9 tiếng từ sáng sớm đến tối.
Dưới đây là những kinh nghiệm mà mình học được:
1. Đừng Tin Tưởng Mọi Lời Nói
Tuy nhiên, đối với mình, mọi thứ đều có 'vế sau'. Và 'vế sau' của mình là: mình đã thử, cũng khá hiệu quả. TUY NHIÊN... chưa thực sự phù hợp với mình (ít nhất là ở thời điểm hiện tại). Bởi vì mình hiểu rõ bản thân. Mình không chỉ tập trung kém, mà còn hay suy nghĩ lung tung trong lúc đếm ngược 25 hoặc 30 phút (như phương pháp Pomodoro chẳng hạn).
Mình cũng đã thử sử dụng Google Calendar để lên lịch. TUY NHIÊN... cũng không quá khả quan (ít nhất là ở thời điểm hiện tại).
Sau tất cả những nỗ lực tập trung bằng những phương pháp này phương pháp kia mà không thành công, mình đã 'tự chế' ra phương pháp của riêng mình, dựa trên sự học hỏi và liên kết với các phương pháp quản lý thời gian phổ biến khác.
Cụ thể:
Mỗi ngày, mình sẽ lập danh sách công việc. Thay vì liệt kê chúng liền mạch, mình sử dụng phương pháp “layer”. Trong thiết kế, kỹ thuật này cho phép tạo ra các lớp màu đậm, nhạt khác nhau, để bức hình không trở nên 'thô và bí bách quá'. Tương tự, mình xen kẽ giữa các công việc khó khăn (đòi hỏi sự tập trung và thời gian nhiều hơn) và các công việc dễ dàng hơn (không đòi hỏi nhiều sức lực và thời gian). Thực hiện như vậy giúp mình không bị mệt mỏi vì phải liên tục đối mặt với các công việc khó khăn. Mình đã thử và cảm thấy cực kỳ hiệu quả (nhưng với bạn thì sao, mình vẫn chưa biết đấy -))
Những công việc khó nhất như viết bài Newsletter dài 2000 từ, mình sẽ làm ngay từ đầu ngày. Việc đó giúp mình tự tạo ra Dopamine tích cực (hormone hạnh phúc). Sau khi hoàn thành, mình cảm thấy phấn khích gấp đôi, thậm chí gấp 10 tinh thần làm việc. Đối với một người dễ chán như mình, điều này cực kỳ hiệu quả.
Tóm lại, bất kể bạn muốn học hay rèn luyện kỹ năng gì, bạn nên trò chuyện nghiêm túc với bản thân trước khi bắt đầu thực hiện theo những gì người khác chia sẻ. Vì có thể, nó phù hợp và hiệu quả với họ, nhưng không chắc với bạn.
Hãy đặt câu hỏi cho bản thân xem bạn thực sự cần gì, muốn gì khi thực hiện kỹ năng này. Ví dụ, với việc viết lách, hãy tự hỏi điều gì khiến bạn muốn viết? Và điều đó có đủ mạnh mẽ để giữ bạn lại sau những lúc mất hứng, thất bại hay không? Nếu câu trả lời tốt, thì con đường phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Mình muốn chia sẻ với bạn một câu: Dù bạn thấy ai đó thành thạo kỹ năng nào, họ không phải siêu nhân, chỉ là họ rất giỏi trong việc tự trò chuyện với bản thân.
2. Đừng Cố Kiểm Soát Thời Gian, Hãy Kiểm Soát Bản Thân Trước Hết
Đúng vậy, bạn không nhầm đâu. Mình là minh chứng sống cho điều này, không ai khác. Khi còn học đại học, mình thường xem và thực hành theo các video về quản lý thời gian thông minh. Khi ấy, mình chỉ nghĩ: Wow, ngầu quá. Mình cũng muốn 'ngầu' như vậy.
Vậy là mình bắt đầu tự thiết lập lịch biểu, phân chia từng phút, thậm chí từng giây cho mỗi công việc. Nhưng đáng tiếc, đó chỉ là trong thời gian đầu. Chỉ sau khoảng 2 tuần, mình cảm thấy chán chường và không thể tập trung khi thời gian cứ đếm ngược đến thời gian nghỉ, rồi là còn bao nhiêu phút. Đối với mình, việc tập trung như vậy là không thể.
Gần đây, mình muốn thói quen đi ngủ sớm hơn. Vậy là mình đặt đồng hồ báo thức để nhắc nhở trước giờ ngủ (là 22h). Nhưng không dễ dàng như vậy. Mất hơn 2 tuần để mình chấp nhận lời nhắc đi ngủ từ điện thoại, thường là tắt ngay vài phút sau, rồi mới thực sự đi ngủ sau 1-2 tiếng. Dần dần, mình trở nên quen với thói quen này.
Mình tin rằng nhiều người cũng có cùng trải nghiệm như mình, thậm chí còn tồi tệ hơn.
Tuy kiểm soát người khác có vẻ dễ dàng, nhưng kiểm soát bản thân luôn là một thách thức lớn, ngay cả đối với những người có vẻ xuất sắc.
Mặc dù không thể kiểm soát hoàn toàn, nhưng mình tin rằng, nếu bạn nghiêm túc tự nhận biết mình, bạn sẽ không còn bị kiểm soát bởi bản thân hoặc thời gian nhiều nữa.
3. Chấp Nhận 'Sao Nhãng' Để Thật Sự 'Tập Trung'
Mình hiểu, không ai có thể tập trung suốt ngày qua ngày. Trừ khi bạn là một con robot. Nhưng ngay cả những dây chuyền tự động tiên tiến nhất cũng có thời gian “đình công”. Chúng ta là con người, không phải máy móc. Mỗi ngày, chúng ta đối mặt với một loạt các vấn đề và lo lắng.
Trước khi có thể tập trung hoàn toàn, mình cũng đã trải qua những thời kỳ sao nhãng. Thậm chí, mình đã gặp khó khăn trong việc tập trung ngay cả với những môn mình yêu thích.
Không ai là hoàn hảo. Chỉ có phiên bản tốt hơn của chính bạn. Đó mới là điều quan trọng.
Hôm nay bạn không tập trung không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ tập trung. Đừng ép bản thân phải hoàn hảo. Hãy cho mình cơ hội thư giãn và đôi khi làm việc một cách nhẹ nhàng hơn.
Cân bằng không phải là phải chia đều mọi thứ. Đó là việc hài hòa giữa bạn và công việc của mình. Hãy sống tỉnh táo và tận hưởng cuộc sống đầy màu sắc này.
Bài viết đã dài quá rồi đúng không? Nếu bạn đã đọc hết đến đây, mình tin rằng bạn đang nghiêm túc muốn hiểu và áp dụng kỹ năng này. Mình cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn vì bạn đã ủng hộ những điều mình chia sẻ. Trong những lần tiếp theo, mình sẽ tiếp tục chia sẻ về Productivity (nếu có cơ hội).
Một lần nữa, cảm ơn bạn đã đọc. Chúc bạn một ngày tốt lành.