Từ kinh nghiệm cá nhân, bắt đầu từ việc là sinh viên tại trường đại học dân lập Thăng Long (TLU - thời điểm 2010 khi tôi bắt đầu học, mác trường dân lập vẫn đang được đánh giá là “kém sang') và sau đó có cơ hội làm việc ở nhiều tổ chức lớn khác nhau, gặp gỡ nhiều bạn sinh viên và những người đi làm từ các nền giáo dục khác nhau, hôm nay Hưng muốn chia sẻ quan điểm của mình về câu hỏi:
Có thực sự trường đại học quyết định thành công của bạn không?
Thực tế là khi bạn bước vào thế giới làm việc vài năm, hoặc chỉ vài tháng, một trong những điều ít quan trọng nhất mà bạn quan tâm đến về đồng nghiệp của mình là “họ tốt nghiệp từ đâu”. Thay vào đó, trong môi trường công sở, chúng ta quan tâm hơn đến việc “Họ có làm việc hiệu quả không? Họ được đồng nghiệp và sếp yêu quý không?”
Nguồn: FreepikMôi trường làm việc khác biệt hoàn toàn so với thời sinh viên, và người ta sẽ đánh giá chúng ta dựa trên thành tựu và giá trị mà chúng ta mang lại, chứ không chỉ dựa vào mác trường đại học. Điều này cũng được thể hiện rõ qua xu hướng tuyển dụng sinh viên mới ra trường ngày nay của nhiều công ty.
Trong quá khứ, xã hội thường đánh giá cao bằng cấp và nguồn gốc học vấn của chúng ta - điều này giải thích tại sao thế hệ cha mẹ thường khuyến khích chúng ta nỗ lực đạt được điểm cao, du học để có bằng thạc sĩ, hoặc học đến bậc đại học 2,… nhằm có một hồ sơ ấn tượng, để dễ dàng tìm việc làm.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại này, mọi thứ đang thay đổi. Ngoài các tập đoàn lớn và các công ty tư vấn chiến lược, yêu cầu ứng viên có trình độ học vấn cao và bằng cấp, hầu hết các nhà tuyển dụng trên thị trường không quá quan tâm đến trường học của ứng viên, hay loại bằng cấp mà họ có,...
Mọi nhà tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên cho vị trí công việc trong công ty, họ thường đặt ra hai câu hỏi cơ bản như sau:
1. Ứng viên đó mang lại lợi ích gì? Năng lực của họ có phù hợp với công việc không? Họ làm việc hòa thuận với văn hóa công ty như thế nào? Họ đều đặn và ổn định không, hay họ chỉ có ý định làm việc trong thời gian ngắn rồi rời đi?
2. Chi phí tôi phải chi trả? Tình trạng và nhu cầu việc làm của ứng viên ra sao? Họ đòi hỏi mức lương cao không? Yêu cầu lương của họ dựa trên cơ sở gì? Trên cơ sở thành tích họ từng đạt được trong công việc trước đó, hay chỉ vì họ tốt nghiệp từ một trường đại học hàng đầu và cho rằng vì vậy họ xứng đáng với mức lương cao?
Trong quá khứ, việc lựa chọn ứng viên dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, ứng viên có lợi hơn sẽ được ưu tiên.
Cái mác trường đại học không có vai trò trong hai câu hỏi quan trọng mà mọi nhà tuyển dụng đều đặt ra. Khả năng và kinh nghiệm của ứng viên thường không chỉ đến từ kiến thức họ học trên ghế nhà trường, mà còn từ những trải nghiệm khác nhau trong thời gian họ học đại học.
Điều này thường đến từ các hoạt động và trải nghiệm mà chúng ta tích luỹ trong quá trình học đại học.
Nguồn: FreepikQuay về kinh nghiệm của bản thân, mình đã cố gắng thi vào Đại Học Luật Hà Nội, nhưng không thành. Thay vào đó, mình học tại Đại Học Thăng Long, một trường dân lập được xem là khó kiếm việc với danh tiếng thấp.
Nhưng mình đã quyết định không để mác trường quyết định tương lai của mình. Mình học được nhiều điều mới mẻ mà không có trong chương trình học của bất kỳ trường đại học nào.
• Tham gia các tổ chức tình nguyện, hoạt động ngoại khóa phong phú
• Lập ra CLB
• Tham gia vào các dự án lớn nhỏ để tích lũy nhiều kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,...
• Tìm kiếm các khóa học, nội dung học thêm để phát triển bản thân - ngoài việc học trên ghế nhà trường
Về công việc đầu tiên sau khi ra trường, mình được nhận vào một công ty tư vấn truyền thông của Thụy Sĩ với mức lương cao nhờ khả năng tiếng Anh và kiến thức vững về tài chính, phân tích cùng với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt. Vào thời điểm đó, khi các chương trình Management Trainee là công việc được săn đón nhất, mức lương của mình đã gấp đôi so với một chương trình MT thông thường.
Và quan trọng hơn cả, điều quyết định công việc và mức lương không phải là mác trường mà mình học, mà là những trải nghiệm và kỹ năng mà mình đã tích lũy trong thời gian học đại học.
Kết luận, tôi luôn tin rằng: