Tôi nhận ra rằng nhiều người thường lẫn lộn khi sử dụng thuật ngữ Thực Tập Sinh hoặc Thực Tập Viên. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội đào tạo trong lĩnh vực Marketing qua các chương trình, cuộc thi hoặc ứng tuyển phỏng vấn, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa Thực Tập Sinh và Thực Tập Viên. Điều này sẽ giúp bạn xác định mục tiêu công việc của mình và ứng tuyển vào vị trí phù hợp, phản ánh đúng năng lực của mình!
Không phải là không có lý do gì dẫn đến sự nhầm lẫn này, theo tôi có 2 điểm cơ bản như sau:
- Hiểu lầm về quá trình đào tạo: Một số người thường nhầm lẫn giữa Thực Tập Sinh và Thực Tập Viên vì cả hai đều liên quan đến giai đoạn đào tạo. Tuy nhiên, quá trình đào tạo ở 2 vị trí này có những điểm khác biệt quan trọng.
- Sự mập mờ trong cách sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ sử dụng trong ngành công nghiệp có thể tạo ra sự nhầm lẫn, vì nhiều công ty thường sử dụng cả hai thuật ngữ để mô tả những người mới gia nhập đội ngũ của họ.
Nguồn ảnh: pinterest
Trainee:
Đối tượng: Trainee thường áp dụng cho những người mới gia nhập công ty và đang trong quá trình đào tạo nghề nghiệp.
Thời gian đào tạo: Trainee thường trải qua một quá trình đào tạo dài hạn, kéo dài từ vài tháng đến một hoặc hai năm. Thời gian đào tạo của trainee thường kéo dài lâu hơn và mang tính hệ thống hơn, nhằm phát triển kỹ năng và kiến thức toàn diện.
Phương pháp đào tạo: Trainee thường trải qua các khóa học nội bộ, hội thảo và bài giảng do các chuyên gia trong ngành tổ chức, tham gia vào các dự án thực tế và quy trình làm việc hàng ngày để áp dụng kiến thức đã học. Trainee có thể làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau để hiểu rõ hơn về toàn bộ hoạt động của công ty.
Mentorship: Mỗi trainee thường được gán một mentor.
Nguồn ảnh: pinterest
Intern:
Đối tượng: Intern thường liên quan đến sinh viên đang theo học và muốn có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực học của mình.
Thời gian đào tạo: Intern thường tham gia vào quá trình đào tạo ngắn hạn, thường trong khoảng từ một đến ba tháng. Trong thời gian ngắn này, intern tập trung vào việc áp dụng những kiến thức học được từ trường đại học vào môi trường làm việc thực tế.
Phương pháp đào tạo: Intern thường tham gia vào các dự án cụ thể và nhiệm vụ thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Intern có thể được đào tạo thông qua hướng dẫn cá nhân, nhóm làm việc, và thậm chí là các khóa đào tạo ngắn.
Mentorship: Mặc dù có thể có mentorship, mức độ hỗ trợ thường ít hơn so với trainee.
Tất nhiên theo mình thì những phân biệt rõ ràng như này không phải công ty nào cũng làm rõ, mà thường ở các tập đoàn lớn, các chương trình Quản Trị Viên, hay Thực Tập Sinh sẽ thể hiện rõ ràng hơn.
Ai đã có trải nghiệm muốn chia sẻ thêm về những khác biệt giữa hai vị trí này không?