Phần 2: Thưởng Thức Sự Vĩ Đại
Thưởng thức sự vĩ đại sau những nỗ lực vất vả trên con đường học. Tự học trong thời đại 21 đánh giá cao tự học và xem đó là chìa khóa cho thành công trọn đời (câu nói ở cổng trường cấp 2 gần nhà tôi, và tôi vẫn truyền đạt cho con mỗi ngày). Bởi vì nếu chỉ cần thành công ở một giai đoạn, bạn có thể đến các trung tâm, nhập học đại học, thậm chí đi du học. Nhưng thành công trọn đời chỉ thuộc về những người có khả năng tự học suốt đời. Và đó chính là vĩ đại nhất của việc tự học.
Tự Chủ Lựa Chọn Con Đường Riêng
Bạn cần hiểu rằng các trường đại học không được thành lập để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, mà họ tập trung vào nhu cầu chung của một nhóm ngành, thiết kế các chương trình học chung. Nếu bạn muốn học theo nhu cầu hoặc tài năng riêng của mình thì không thể (mặc dù nhiều bạn vẫn hỏi: nếu tôi muốn trở thành họa sĩ concept game thì nên học ở trường nào?). Giống như tôi muốn theo đuổi lĩnh vực thương hiệu, tôi phải học đồ họa chuyên sâu (nhưng không chỉ đồ họa - tôi sẽ giải thích sau) + kiến thức cơ bản về marketing và hiểu biết về quảng cáo. Vì vậy, có một cách duy nhất để học: một trường kinh tế hoặc một trường mỹ thuật. Nhưng nếu bạn chỉ có 1 triệu đồng, số người biến nó thành nguồn thu nhập không nhiều, số người biến nó thành 100 triệu/năm càng ít, số người dùng nó để sống sót chiếm ưu thế tuyệt đối. Vì vậy, cùng một tài nguyên vật chất, cùng một khoảng thời gian, những người xuất sắc sẽ biến nó thành thu nhập, những người ưu tú sẽ biến nó thành khoản đầu tư khổng lồ. Khi bạn tự học, bạn tự quyết định sử dụng tài nguyên như thế nào: Học cái gì? Ở đâu? Với ai? Khi nào? Dùng để làm gì? Ở mỗi giai đoạn của con đường nghề nghiệp, bạn phải suy nghĩ để điều chỉnh tài nguyên vào đúng chỗ cho bản thân bạn.
Đảm bảo khả năng tự gia hạn kiến thức
Khi có tiền, đầu tư vào kiến thức là quan trọng.
Phần 3: Khám phá thế mạnh của bản thân
Nghề nghiệp là sự nghiệp, không phải trò chơi.
Con người thường có xu hướng chọn con đường dựa trên đam mê thay vì khả năng.
Chọn nghề theo sở thích không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng.
Cô lấy ví dụ về hình, ban đầu cô học một nghề có liên quan đến con số trong ngành tài chính, nhưng đã bỏ ngay khi thử việc, vì biết không phù hợp. Cô quay lại học marketing, và sau đó làm ở vị trí rất cao cho một ngân hàng nổi tiếng tới khi thôi việc, bắt đầu sự nghiệp riêng của mình. Cô cũng nói, bên đó, mọi người làm sai ngành được đào tạo hiếm lắm, vì việc bạn amateur trong những môi trường chuyên nghiệp là một rào cản rất lớn. Bạn thân nhất của mình học IT, ra trường làm kế toán. 10 năm sau, bạn quay lại đại học để học văn bằng 2 cho vững nghề, dù lúc đó đã là kế toán trưởng một công ty nội thất khá nổi tiếng và có 2 con (con thứ 2 mới một tuổi). Một học viên của mình ra trường làm Marketing, khởi điểm bằng việc chịu trách nhiệm hình ảnh cho một ngân hàng của Anh. Bạn tích kiệm tiền đi học RMIT, giờ đang ở Úc. Trước khi đi, bạn có gặp mình nói: nếu em không học lên, cơ hội phát triển nghề là rất khó, vì cty không muốn đầu tư vào nhân lực mà họ thấy ít triển vọng hoặc phải đầu tư quá nhiều. Đấy cũng là nguyên nhân hai bạn học viên giỏi trung tâm chỉ được nhận làm partime, không phải vì không giỏi, mà là vì cân nhắc này của các doanh nghiệp.
Giai đoạn học đủ thứ…với chuyên gia
Lúc bạn còn thơ ấu, việc phát hiện thế mạnh và phát triển nó khá dễ. Nếu bạn nào có con nhỏ, khi thấy bé say mê bấm phím đàn piano nhà hàng xóm, hãy cho cháu thử nó với một người thầy giỏi, họ sẽ nói con bạn có năng khả năng âm nhạc bẩm sinh hay chỉ là bé thích xem cái đàn vận hành thế nào (con mình chỉ quan tâm đến vấn đề số hai dù nhà bà nội có đàn). Một tháng sau, con bạn lại thích học vẽ, hãy đưa cháu đến một cô giáo dạy vẽ tốt, bạn cũng sẽ biết cháu có là Picasso tương lai hay không. Bạn đừng bao giờ nản, cho dù trẻ muốn bỏ nó chỉ sau vài lần học. Trẻ em cần gõ mọi cánh cửa của tiềm năng, và phải được nuôi dưỡng từ nhỏ. Mình “gõ” mọi cách của con mình muốn thử, đưa con đi học piano, học múa, học vẽ, học võ, đá bóng, bơi lội…rồi quan sát con tỉ mỉ và tham khảo nhận xét của thầy để tìm ra thế mạnh của con. Giờ mình biết thế mạnh của cháu khá rõ, và luôn hỗ trợ cháu phát triển thế mạnh này mọi lúc mọi nơi, dạy cháu tìm kiếm cả sự hỗ trợ từ những nguồn ngoài mẹ. Bạn nào trẻ cũng nên thử cách này, nhất là bạn học cấp 2-3.
Nếu bạn không có giai đoạn “học đủ thứ” quan trọng này trong đời, hãy rút ngắn nó bằng việc thử ngày điều mình thích với một thầy giỏi, hoặc một chuyên gia có tiếng, vì bạn không có nhiều thời gian, họ sẽ cho bạn biết sở thích của bạn có đồng hành với năng lực của bạn hay không một cách chính xác. Đừng nản, nếu bạn phải làm đi làm lại việc này vài lần. Đam mê là doping của sở thích, nó giúp bạn thấy yêu việc hơn, nhưng không phải là năng lực thực sự của bạn. Đứa trẻ thích nhìn cái máy hút bụi hút các vật xung quanh chứ không hề đam mê trở thành lao công của gia đình.
Để chắc chắn hơn, bạn nên tìm kiếm một ai đó làm nghề giỏi, quan sát cách họ làm việc và học tập. Bạn đừng tin mấy chương trình thực tế và báo chí ở Việt Nam, vẫn còn màu hồng hồng hoặc bị PR trá hình. Mình đã làm theo cách này sau một năm rớt Đại Học. Mình vào trường xem các anh chị học như thế nào, họ làm dự án tự do ra sao. Có lúc mình xin làm cho họ kiểu phụ việc free. Mình cũng đi xem các lễ bảo vệ tốt nghiệp tất cả các khoa, ngành, nghe các thầy nhận xét đồ án. Bạn phải tự nhìn bằng mắt của mình, nếu bạn thấy chấp nhận cả màu hồng và màu xám, đôi lúc đen thui của nghề, bắt đầu khởi động quy trình đi đến đỉnh vinh quang. Qua năm sau đó, đỗ Báo Chí bên Tổng Hợp, mình vẫn chọn MTCN dù chỉ là cao đẳng, và chưa bao giờ thấy hối hận.
Chấp nhận hiện thực
Không phải ai cũng là nhà thiết kế, hoặc là nhà thiết kế tài năng. Rất nhiều bạn có khả năng kỹ thuật (như mình gọi) theo học đồ họa (một nghề đòi hỏi nhiều cảm xúc), nhận được sự khen ngợi vì thành thạo phần mềm, từ đó nghĩ rằng mình có năng lực trong thiết kế...Khi còn làm giáo viên, mình phải đối mặt với nhiều cuộc tranh luận về lương tâm: có phải lỗi thuộc về nơi làm việc, hay là lỗi của học trò? Tóm lại, mình vẫn nói với những bạn đó: “hãy đổi hướng nghề nghiệp đi”. Vì học viên đó không chỉ là một cá nhân, mà còn là một gia đình, một cuộc sống...mang giá trị vô cùng lớn. Còn đối với những bạn có khả năng trung bình, mình thường khuyên hãy không từ bỏ, hãy cố gắng vượt qua người khác, và học thêm một kỹ năng đặc biệt để có thêm điểm khi xin việc (nhưng đừng chọn học ca hát, cẩn thận rơi vào lưới The Voice hay Idol nhé).