1. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc là tình trạng làm màng trong suốt phía trên bề mặt của mắt hoặc mi mạc bị viêm nhiễm. Mặc dù không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng một tuần nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng một người có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời.
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau mắt đỏ:
Do virus: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trong số đó, nhóm virus Adeno là phổ biến nhất. Đặc biệt, những người mắc phải đau mắt đỏ do virus mà không tuân thủ các biện pháp vệ sinh có thể dễ dàng lây cho người khác thông qua tiếp xúc với nước mắt, dịch mắt của người bệnh và có thể lan ra thành dịch bệnh đau mắt đỏ.
Do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như Haemophilus Influenzae, hay Staphylococcus,... chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ. Những trường hợp này cũng có thể truyền bệnh cho người khác qua tiếp xúc với nước mắt, dịch mắt hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có dính dịch mắt, nước mắt của người bệnh, chẳng hạn như khăn mặt,…
Do dị ứng: Có nhiều yếu tố có thể gây ra dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,… Những trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng thường không lây lan cho người khác.
1.2. Các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
Dấu hiệu của bệnh này đa dạng. Bệnh thường có khả năng lan sang người khác sau khi các dấu hiệu xuất hiện từ 3 đến 5 ngày. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của bệnh:
Bệnh nhân cảm thấy ngứa mắt, mí mắt bị sưng đỏ, có tình trạng chảy nhiều gỉ mắt, đặc biệt buổi sáng khi thức dậy có hiện tượng gỉ mắt dính chặt vào lông mi khiến khó mở mắt, mắt rất khó chịu, có cảm giác bị cộm và phải dụi mắt.
Đối với một số trường hợp khác, có thể xuất hiện hạch ở phía trước tai gây đau, gỉ mắt có màu trắng, dạng sợi ở các trường hợp do virus gây ra. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì gỉ mắt thường có màu vàng hoặc xanh như mủ, có hiện tượng ngứa mắt, chảy nước mắt,…
Đối với trẻ nhỏ, khi mắc phải căn bệnh này, ngoài các dấu hiệu ở mắt, trẻ cũng có thể thấy xuất hiện các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt,…
Nếu phát hiện các dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng hoặc có biểu hiện không bình thường về thị lực, bị chói mắt khi ra ngoài, bạn không nên xem thường mà hãy đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
2. Người bệnh đau mắt đỏ cần tránh những thực phẩm nào để mau khỏi bệnh?
Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh đau mắt đỏ cần tránh:
-
Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng
Trong thời kỳ mắc bệnh đau mắt đỏ, cơ thể thường rất nhạy cảm và tình trạng dị ứng cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần nhớ những loại thực phẩm có thể gây dị ứng để tránh xa chúng trong thời gian này nhé.
Người bệnh không nên tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Ngoài ra, một số thực phẩm có hàm lượng đạm cao, đặc biệt là hải sản như tôm, cua, cá biển,... cũng không nên ăn khi bị đau mắt đỏ. Vì khi tiêu thụ chúng, cơ thể phản ứng bằng cách tiết nhiều Histamin - chất có nguy cơ gây dị ứng,… làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Không nên ăn đồ cay nóng
Những món ăn cay nóng cũng là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân nên tránh. Nguyên nhân là vì những thực phẩm này có thể làm cho mắt khó chịu hơn, dễ chảy nước mắt, dễ có thói quen dụi mắt. Vì vậy, hãy loại bỏ những món ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành tây,… trong thực đơn của bạn khi bị bệnh.
Người bệnh không nên ăn đồ cay nóng
-
Không nên sử dụng chất kích thích
Tất cả chúng ta đều biết rằng, các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga,… không tốt cho sức khỏe. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Vì vậy, không chỉ những người bị bệnh đau mắt đỏ mà cả những người khỏe mạnh cũng cần tránh xa những loại đồ uống này để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cũng nên dừng thói quen hút thuốc lá vì trong thuốc lá chứa nicotin, làm mắt phải hoạt động nhiều hơn thay vì được nghỉ ngơi như cần.
Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng bia rượu.
-
Nên hạn chế ăn mỡ động vật
Việc ăn nhiều mỡ động vật không chỉ làm tăng cân và hại gan, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng đau mắt đỏ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng dầu thực vật để bảo vệ sức khỏe của mình.
-
Tránh lạm dụng kháng sinh
Nếu mắt đỏ, bạn cần thăm bác sĩ để được tư vấn về chăm sóc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Những thông tin trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi đau mắt đỏ cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, tăng cường sức đề kháng, vệ sinh mắt đúng cách, để mắt được nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức giúp bệnh mau khỏi.