1. Hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi niêm mạc mũi bị kích thích và sưng tấy. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng thường là do người bệnh hít phải khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật, hoa phấn,...
Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng viêm mũi dị ứng là một vấn đề khá khó chữa. Đặc biệt là nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, nguy cơ viêm mũi dị ứng tái phát và phát triển thành thể mạn tính rất cao. Khi đó, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu vì các biểu hiện của bệnh mà còn có thể phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp khó điều trị.
Viêm mũi dị ứng là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải.
2. Liệt kê những phương pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà
2.1. Sử dụng nước muối sinh lý
Nghẹt mũi và ngứa mũi là những biểu hiện phổ biến và đặc trưng nhất khi bị viêm mũi dị ứng. Vì vậy, để giảm thiểu cảm giác không thoải mái, người bệnh nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% mà có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng thuốc trên thị trường.
Nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi và loại bỏ chất nhầy (một nguyên nhân chính dẫn đến viêm nhiễm ở mũi). Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân cần thực hiện các bước vệ sinh mũi đúng cách để tránh tình trạng dịch nhầy chảy ngược vào họng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách có thể loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
2.2. Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tinh bột nghệ
Củ nghệ tươi và tinh bột nghệ chứa curcumin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm rất hiệu quả. Sử dụng tinh bột nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, như giảm cảm giác khô miệng, hắt hơi, ho, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Khi nấu ăn, bạn có thể thêm chút tinh bột nghệ vào để tăng hương vị và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.
2.3. Bổ sung thêm vitamin C
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, vitamin C còn giúp chống oxi hóa và tăng cường khả năng chống viêm. Vì vậy, đây được xem là một thành phần quan trọng trong các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Bạn nên tham khảo và bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như:
- Rau xanh, củ quả tươi giàu vitamin C như cà chua, bắp cải xanh, kiwi, ớt chuông,...
- Các loại berry (việt quất, mâm xôi, dâu tây,...) hoặc trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt,...).
- Những loại trái cây có múi như chanh, cam, quýt, bưởi,...
2.4. Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả viêm mũi dị ứng. Điều này là nhờ vào sự hiện diện của các lợi khuẩn trong men vi sinh giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu y học về tác dụng của các loại lợi khuẩn trong men vi sinh, trong đó có lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus.
Bổ sung vitamin C từ các loại quả mọng và men vi sinh từ sữa chua cũng là cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, hãy bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn hàng ngày ngay lập tức. Chúng có thể được tìm thấy trong các thức uống chứa men sống hoặc trong sữa chua, dễ dàng để mua và sử dụng.
2.5. Sử dụng Quercetin để trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Quercetin có tính chất chống oxy hóa và hoạt động như một chất kháng histamin tự nhiên, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Theo các nhà khoa học, Quercetin cũng được biết đến như một loại flavonoid, có vai trò tô màu sắc cho các loại thực vật như rau củ quả. Bạn có thể tìm thấy Quercetin dễ dàng trong súp lơ xanh, nho, táo,... thậm chí là trong thảo mộc và rượu vang.
2.6. Sử dụng xông mặt để trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Xông mặt bằng nước ấm giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi, làm loãng dịch đàm, cải thiện nghẹt mũi và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi hốc xoang mũi. Sau khi xông mặt, bạn sẽ cảm nhận được sự giảm triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng,... do viêm mũi dị ứng gây ra.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu sả, bạc hà hoặc tràm trà vào nước xông mặt. Tuy nhiên, không nên sử dụng phương pháp này đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho trẻ.
Dưới đây là các bước xông mặt bạn có thể áp dụng:
- Đun sôi nước, sau đó cẩn thận đổ vào bát to;
- Thêm vài giọt tinh dầu (bạc hà, dầu hương thảo hoặc tràm trà) vào bát nước;
- Gần mặt với bát nước, đặt khăn che đầu. Hãy giữ khoảng cách vừa phải để tránh bị bỏng;
- Thời gian thích hợp cho mỗi lần xông mặt là từ 5 - 10 phút, sau khi xông xong hãy làm sạch nước mũi.
Hãy tự giác tránh xa các tác nhân gây viêm mũi dị ứng để giảm các triệu chứng không thoải mái
Hy vọng những cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà này sẽ hữu ích cho bạn. Để giảm nguy cơ viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất dị nguyên. Lưu ý rằng các biện pháp trị viêm mũi dị ứng tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo và có thể áp dụng cho những trường hợp nhẹ, hỗ trợ giảm triệu chứng. Trong trường hợp triệu chứng không giảm sau khoảng 3 - 5 ngày áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.