Cannes, một trong những lễ hội phim uy tín nhất thế giới, vẫn luôn gặp phải những ý kiến trái chiều.
Trong suốt hành trình lịch sử lâu dài của mình, Cannes đã từng đối mặt với nhiều tranh cãi. Có thể nhắc đến Irreversible của Gaspar Noé gây sốc vào năm 2002 hoặc The Brown Bunny được Roger Ebert gọi là 'tệ nhất trong lịch sử Cannes'. Hãy cùng nhìn lại những tác phẩm gây tranh cãi tại Cannes qua các năm!
1. La Dolce Vita (1960)
Tác phẩm châm biếm của Federico Fellini đã gây ra nhiều tranh cãi gay gắt khi ra mắt tại Cannes. Báo L’Osservatore Romano của Vatican chỉ trích bộ phim trong một bài báo có tựa đề La Schifosa Vita (Cuộc Sống Kinh Tởm). Cộng đồng Công giáo chính thống đặc biệt phản đối phân cảnh mở đầu của bộ phim, khi chiếc trực thăng chở tượng Chúa Kitô đi qua thành Rome, gây sự kinh ngạc và thích thú cho người xem dưới đất.
Bất kể những phản ứng, Federico Fellini vẫn nhận được giải Cành cọ vàng (Palme d’Or) đáng giá cho tác phẩm của mình và La Dolce Vita tiếp tục làm mưa làm gió ở Mỹ với bốn đề cử Oscar.
2. Taxi Driver (1976)
Một năm sau khi phát hiện một quả bom trong Palais des Festivals, kiệt tác gây tranh cãi của Martin Scorsese được công chiếu trước một đám đông khán giả khó tính tại Cannes vào năm 1976. Chủ tịch ban giám khảo Tennessee Williams đã lên tiếng chỉ trích bộ phim: “Xem những cảnh bạo lực trên màn hình là một trải nghiệm tàn bạo đối với khán giả. Các bộ phim không nên tạo ra sự kích động bằng cách kéo dài những cảnh tàn ác đáng sợ như vậy”.
3. Do the Right Thing (1986)
Do the Right Thing là một tác phẩm như là một làn gió mới xuyên qua không khí đầy sôi động của một lễ hội, vừa nhận được sự ca ngợi vừa bị chỉ trích về cách mô tả sự bất ổn chủng tộc leo thang trong một cộng đồng ở Brooklyn. “Đó thực sự là một bộ phim tuyệt vời, cực kỳ tuyệt vời” - Roger Ebert đã phát biểu sau buổi chiếu. 'Nếu bộ phim không nhận được giải thưởng lớn, tôi sẽ không trở lại vào năm sau'. Trong khi đó, Chủ tịch ban giám khảo Wim Wenders cho rằng nhân vật chính của Do the Right Thing không “đáng được kính trọng” và đặt câu hỏi về ý nghĩa của cảnh nhân vật ném thùng rác qua cửa sổ trước cửa hàng ở cuối phim.
4. Pulp Fiction (1994)
Quentin Tarantino bất ngờ đến nghẹt thở khi Pulp Fiction đoạt giải Cành cọ vàng. 'Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ giành được bất kỳ giải thưởng nào vì tôi không làm phim để đoàn kết mọi người. Tôi làm phim để chia rẽ mọi người', ông nói.
Tuy nhiên, bộ phim sử thi tội phạm hoành tráng đã tạo ra nhiều tranh cãi tại Cannes, như Los Angeles Times đã nhận xét, “không nhất thiết phải là bộ phim được ngưỡng mộ nhất”. Sau khi Pulp Fiction được công bố chiến thắng, một phụ nữ trong đám đông tại Cannes còn hét lên, “Kieślowski! Kieślowski!” khi Tarantino bước lên sân khấu.
5. Crash (1996)
“Cannes cuối cùng cũng xảy ra tranh cãi ồn ào”, New York Times tuyên bố về những tranh cãi trái chiều của Crash. Nói về những cá nhân bị ảnh hưởng bởi tai nạn xe hơi, cuộc khám phá kỳ lạ của David Cronenberg về ranh giới giữa tình dục và bạo lực (dựa trên cuốn tiểu thuyết của J.G. Ballard) đã được chào đón bằng sự pha trộn dữ dội của tiếng la ó và chế nhạo.
Tờ Evening Standard cho rằng Crash chứa “một số hành vi và lý thuyết lệch lạc tình dục nhất ... từng được thấy, được tuyên truyền trong rạp chiếu phim chính”. Tờ Daily Mail mô tả đây là “thời điểm mà một xã hội tự do phải vạch ra ranh giới”. Chủ tịch ban giám khảo Francis Ford Coppola bị cáo buộc coi thường bộ phim và phản đối mạnh mẽ việc Crash tranh giải Cành cọ vàng. Vì Crash thua Secrets & Lies nên ban giám khảo đã tạo ra Giải thưởng Ban giám khảo đặc biệt để vinh danh Cronenberg.
6. 24 Hour Party People (2001)
24 Hour Party People mô tả những ngày vinh quang của nền âm nhạc Manchester vào cuối những năm 70. Bộ phim hài của Michael Winterbottom hài hước hóa chiến tích đến nay vẫn không thể vừa lòng nhiều người của các nhóm nhạc như Joy Division và Happy Mondays, nhóm có ca sĩ chính đã đầu độc hơn 3.000 con chim bồ câu bằng bánh mì nhúng nhiều chất kích thích (thuốc diệt chuột, cocaine, thuốc lắc, v.v.).
24 Hour Party People là trường hợp gây tranh cãi khá kỳ quặc. Không chỉ vì bộ phim, trước khi được trình chiếu, 24 Hour Party People đã có màn PR kỳ cục tái hiện khung cảnh 3000 con chim bồ câu bay xà xuống phá hủy hết mọi thứ bên dưới trong phim. Diễn viên của 24 Hour Party People hôm đó đã trang bị một loạt chim bồ câu chết được nhồi lông thật và máu giả. Sau đó, các diễn viên bắt đầu tấn công lẫn nhau gần nhà hàng Majestic Beach sang trọng. Ban đầu, ban quản lý đã đồng ý với với các diễn viên về 'tiết mục' họ muốn thể hiện. Nhưng khi các diễn viên bắt đầu ném chim vào khách hàng của nhà hàng, ban quản lý của Majestic Beach phải can thiệp. Joel và Ethan Coen đã ăn tối tại Majestic và được báo cáo là “rất thích thú” với màn biểu diễn, trong khi nhiều người khác thì không. Các nhân viên an ninh cuối cùng đã đe dọa các diễn viên ồn ào bằng gậy gộc và nhanh chóng đuổi họ ra.
7. Irreversible (2001)
Bộ phim kinh dị gây tranh cãi dữ dội của Gaspar Noé - và bị phản đối rộng rãi - vẫn là bộ phim kinh dị ra mắt khét tiếng nhất trong lịch sử Cannes. Ước tính có ít nhất 200 khán giả bước ra khỏi buổi chiếu phim, 20 người khác được cho là cần hỗ trợ y tế sau khi ngất xỉu. “Trong 25 năm làm việc, tôi chưa bao giờ thấy điều này tại liên hoan Cannes,” một phát ngôn viên của đội cứu hỏa nói với BBC. “Những cảnh trong phim này thật không thể chịu nổi, ngay cả đối với những người chuyên nghiệp như chúng tôi”.
Với sự tham gia của Vincent Cassel và Monica Belluci, bộ phim ghi lại cuộc tìm kiếm của một người đàn ông để trả thù kẻ đã cưỡng hiếp bạn gái của mình. Được kể theo một cấu trúc đảo ngược, phi tuyến tính, tâm điểm của Irreversible là cảnh nhân vật của Monica Belluci bị cưỡng hiếp kéo dài 9 phút, cảnh duy nhất trong phim mà máy quay vẫn ở một vị trí cố định.
8. The Brown Bunny (2003)
The Brown Bunny là bộ phim được nhắc đến nhiều nhất tại Cannes năm 2003 nhưng không phải vì thành tích nghệ thuật của nó. Một cơn bão truyền thông bùng lên khi có thông tin cho rằng bộ phim melodrama lên đến đỉnh điểm với cảnh Chloë Sevigny thực hiện một hành động tình dục với người bạn gái của cô - và sau đó là bạn trai - Vincent Gallo.
Cảnh quan hệ tình dục cuối cùng trở thành một trong những chỉ trích không đáng có của bộ phim. Thời báo New York đưa tin rằng buổi chiếu dành cho cánh báo chí đầu tiên “rất đáng chú ý vì sự thù địch không kiềm chế của khán giả”. Theo chân một tay đua mô tô bị ám ảnh bởi những ký ức về người yêu cũ, The Brown Bunny bị nhiều người chế giễu là một dự án phù phiếm của Gallo (sản xuất, viết kịch bản, đạo diễn, quay và biên tập phim).
9. Fahrenheit 9/11 (2004)
Trong suốt lịch sử của mình, liên hoan phim Cannes đã tỏ ra thờ ơ với phim tài liệu. Khi Fahrenheit 11/9 gây bão liên hoan phim vào năm 2004. Đây chỉ là bộ phim phi hư cấu thứ ba được phép tranh giải trong hơn 50 năm. Là một bài phê bình nhức nhối về chính quyền Bush, bộ phim tài liệu của Michael Moore đã được công chiếu với sự hoan nghênh nhiệt liệt kéo dài 20 phút, một trong những bộ phim dài nhất trong lịch sử lễ hội và sau đó đã giành được giả Càng Cọ Vàng.
'Các vị đã làm gì?' - nhà làm phim cũng bất ngờ khi chủ tịch ban giám khảo Quentin Tarantino thông báo ông đã thắng giải. 'Đây chỉ là một trò đùa có phải không?'. Đám đông tại một liên hoan phim quốc tế đã hưởng ứng nồng nhiệt với một bộ phim tấn công chính trị Mỹ, nhưng Fahrenheit 11/9 đã trải qua phần còn lại bởi sự giám sát gắt gao trong nước. Ra mắt vài tháng trước cuộc bầu cử năm 2004, Michael Moore nói thẳng rằng ông “hy vọng thấy Bush bị loại khỏi Nhà Trắng”. Bộ phim đã trở thành chủ đề cho các cuộc tranh cãi quyết liệt về việc sử dụng yếu tố tuyên truyền trong phim ảnh. Trong khi đó, Fahrenheit 11/9 trở thành phim tài liệu ăn khách nhất mọi thời đại.
10. Marie Antoinette (2006)
Sau thành công đoạt giải Oscar của Lost in Translation, Sofia Coppola thậm chí còn được biết đến nhiều hơn với bộ phim tiểu sử kinh phí lớn của mình. “Chúng tôi luôn biết rằng người Pháp bảo vệ lịch sử của họ và đó là một trong những thách thức,” nhà làm phim nói. 'Nhưng tôi muốn trình chiếu nó ở Pháp trước.'
Mô tả cuộc đời và thời gian của vị hoàng hậu Pháp trước khi Hoàng gia Pháp bị diệt vong, Marie Antoinette đã được chào đón một cách vang dội tại Cannes. Thời báo New York đưa tin rằng “những tiếng la ó cuồng nhiệt và những tràng pháo tay vang dội” đã lấp đầy không khí sau buổi chiếu. Nhiều nhà phê bình chỉ ra điểm nhấn của bộ phim là hình ảnh xa hoa hơn là tính chính xác lịch sử, nhưng Sofia Coppola đã cố gắng hết sức để phê bình bộ phim. “Tôi nghĩ tốt hơn là nhận được phản ứng bình thường,” cô nói.
11. Antichrist (2009)
Lars von Trier không xa lạ với những tranh cãi. Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà làm phim người Đan Mạch không được lòng khán giả vì thói trăng hoa, lạm dụng tại nơi làm việc. Bjork thề sẽ không bao giờ hợp tác với Von Trier nữa sau Dancer in the Dark. Nicole Kidman sau khi quay Dogville với bạn diễn Paul Bettany cho biết cô đã có trải nghiệm là “tám tuần dài cực kỳ ở nơi buồn bã nhất mà tôi từng đến trong đời”.
Von Trier dẫn dắt khán giả vào không khí u ám với Antichrist năm 2009. Phim bắt đầu bằng cảnh cái chết chậm rãi của một đứa trẻ rơi từ cửa sổ khi cha mẹ đang tắm và quan hệ tình dục. Từ đó, mọi thứ trở nên đáng sợ hơn. Sau sự việc, cha mẹ giấu danh tính của đứa bé và lẩn trốn ở một cabin trong rừng, nơi nỗi đau và tội lỗi khiến họ trở nên điên cuồng.
12. Melancholia (2011)
Sau phản ứng gây chú ý từ Antichrist, mọi thứ trở nên khó khăn khi Von Trier đến Cannes với Melancholia vào năm 2011. Tuy nhiên, Melancholia với câu chuyện về một cô dâu đang trải qua đêm tân hôn cố gắng vượt qua bệnh trầm cảm đã giúp Von Trier và Kirsten Dunst nhận được đánh giá tốt nhất trong sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, cuộc hỏi đáp sau buổi chiếu phim đã làm nên chuyện. Von Trier đã có một bài phát biểu gây tranh cãi về Hitler, phát xít, và Thế Chiến II. Tuyên bố gây sốc nhất là ông thừa nhận mình là một tên phát xít khi không thể kiểm soát cảm xúc của Kirsten Dunst. Cannes ngay lập tức tạm cấm ông tham gia liên hoan phim. Một thời gian sau, ông mới nói với The New York Times: “Tôi đã bị cuốn đi. Tôi cảm thấy hoàn toàn ngu ngốc và rất thiếu chuyên nghiệp chỉ vì muốn giải trí cho đám đông một chút.
13. Màu Xanh Là Màu Ấm Áp (2013)
Bộ phim lãng mạn xoay quanh những biến động của mối quan hệ giữa một nghệ sĩ có tinh thần tự do (Léa Seydoux) và một thiếu nữ người Pháp (Adèle Exarchopoulos). Do Abdellatif Kechiche làm đạo diễn, Màu Xanh Là Màu Ấm Áp đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và một phần của khán giả. Phim thu hút sự chú ý đặc biệt là cảnh quan hệ tình dục kéo dài 10 phút giữa 2 diễn viên chính tại Liên hoan Cannes. 'Khi máy quay lướt qua khuôn miệng và cơ thể lộ ra của Adèle, bộ phim như thể hiện sự khao khát của ông Kechiche hơn bất cứ điều gì khác,' The New York Times viết.
Ban giám khảo Cannes bất ngờ trước phần biểu diễn của Seydoux và Adele Exarchopoulos đã chia Cành cọ vàng giữa hai nữ diễn viên và đạo diễn của họ - một hành động chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Cannes. Tuy nhiên, việc quay cảnh nóng trong Blue Is the Warmest Colour gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều tháng sau, trong khi quảng bá phim tại Liên hoan phim Telluride, hai nữ diễn viên đã bày tỏ về những điều kiện 'khủng khiếp' mà Kechiche đã trải qua khi quay phim.
Seydoux cho rằng việc quay các cảnh quan hệ tình dục là điều làm xấu hổ và khiến cô ấy cảm thấy như một gái điếm. Cả hai nữ diễn viên đều tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ hợp tác với Kechiche nữa, người đã phủ nhận mọi cáo buộc về việc hành xử bất công, gọi nhận xét của Seydoux là 'vu khống' và miêu tả cô là 'đứa trẻ kiêu ngạo, hư hỏng'.