Trong bài trước, đã đề cập đến khả năng của người hướng nội trong lĩnh vực truyền thông: [Những Cám Dỗ Tuổi Trẻ] Người Có Tính Nội Hướng Có Thể Học Và Thành Công Trong Lĩnh Vực Truyền Thông Không? (Phần 1). Bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về những bước tiếp theo để 'dấn thân' vào ngành này.
05. Bạn sẵn sàng rời xa vùng an toàn của mình không?
Những người hướng nội thường nhận thức rõ về giới hạn và không gian an toàn của bản thân. Họ có thể nhạy cảm với âm thanh, không thích những nơi ồn ào, thích sự lẻ bóng. Trong thời gian ở trường đại học, ngay cả khi ở trong ký túc xá hoặc tham gia các hoạt động nhóm, họ thích ở một mình trong phòng mà không muốn giao tiếp với ai khác. Khi các đồng nghiệp tổ chức đi chơi, họ thích ở nhà và đi dạo một mình trong khu vực xung quanh nhà. Bên ngoài, người ta có thể nghĩ rằng cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhưng đối với chính họ, điều đó mang lại cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, truyền thông yêu cầu kết nối, điều này thường là thách thức với những người nội hướng muốn tìm kiếm sự an toàn. Có lẽ với họ, học và làm trong lĩnh vực này có thể khó hơn so với những người hướng ngoại. Tuy nhiên, họ tin rằng “Khó không có nghĩa là không thể.”
Họ hiểu rằng cuộc sống của họ đã hạn chế. Nhưng nếu họ tiếp tục giữ vững trong vòng tròn đó và tự thoả mãn với niềm vui của họ, họ sẽ bỏ lỡ nhiều điều thú vị. Họ muốn mở rộng vòng tròn đó, từng chút một. Họ muốn trở nên lớn hơn, tầm nhìn của họ mở ra hơn, để nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn. Họ là những người nội hướng, dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với thế giới bên ngoài và chỉ quay lại thế giới bên trong khi cần thiết.
Và rồi, mình bắt đầu cuộc hành trình của một người nội hướng bước vào lĩnh vực truyền thông.
06. Từ người mơ mộng trở thành Chuyên gia Content Marketing
Mình từng mơ mộng về tương lai và tự hỏi liệu một người nội hướng như mình có thể làm được công việc gì phù hợp không?
Mình quyết tâm không bắt buộc bản thân phải làm những điều mình không thích. Thay vào đó, mình tập trung vào việc làm những điều mình đam mê.
Mình bắt đầu từ những bước nhỏ nhất. Mình lấy tờ giấy ra và ghi lại những hoạt động mình cảm thấy thoải mái khi thực hiện: Mình thích đọc, viết, chơi ukulele, và thích đi dạo một mình... nhiều lắm!
Mình nhìn lại qua những ký ức của tuổi thơ và thanh thiếu niên, tìm kiếm những gì đã khiến mình cảm thấy thích thú và hạnh phúc nhất khi thực hiện. Và rồi, mình nhận ra: Mình yêu viết lách. Đó là điều mình làm tự nhiên và coi đó như một phần của bản thân mình.
Mình viết vì mình không tự tin trong việc nói chuyện. Thay vì sử dụng lời nói để diễn đạt suy nghĩ, mình thích viết lên giấy hoặc gõ vào bàn phím, giống như mình thích nhắn tin hơn là gọi điện thoại khi trò chuyện.
Mình cảm thấy an toàn khi có thể thể hiện bản thân bằng việc viết. Mình tự tin khi có ai đó có thể nói chuyện, chia sẻ với mình mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Người hướng nội có thế giới riêng và những quy tắc riêng để thế giới đó hoạt động một cách riêng tư và an toàn nhất có thể. Tuy nhiên, mình đang học cách mở rộng thế giới đó để tìm kiếm con đường riêng cho mình.
Mình bắt đầu tham gia các dự án nhỏ liên quan đến viết, như viết các bài PR cho các chương trình từ thiện, tham gia vào các câu lạc bộ ở trường, tham gia các cuộc thi viết văn, sau đó mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên cho một công ty, trở thành cộng tác viên cho một số tờ báo, gặp gỡ nhiều người trong ngành xuất bản... Những bước nhỏ này dần dần tích luỹ, và con đường của mình đã trở nên rõ ràng hơn.
Nếu bạn có sở thích về chụp ảnh, vẽ tranh, hoặc bất kỳ sở thích nào khác, đừng coi thường mà hãy nghĩ về chúng một cách nghiêm túc: ‘‘Những gì mình đam mê có thể trở thành công việc của mình không? Công việc đó có đáp ứng nhu cầu của xã hội không? Mình có muốn thử làm không?”
07. Quyết định nằm trong tay bạn
Trong một cuộc trò chuyện trực tuyến trên Onmic, mình hỏi một người tiền bối lâu năm trong ngành marketing: “Nếu trong đội ngũ quản lý của chị có một người hướng nội, ít kết nối với người khác nhưng vẫn có hiệu suất công việc cao, chị sẽ đánh giá như thế nào?”
Chị trả lời mình rằng: “Tính cách của mỗi người là khác nhau và chị tôn trọng điều đó. Chị quan tâm đến kết quả công việc và sự đóng góp của bạn cho nhóm, cho công ty hơn là tính cách bạn là kiểu người hướng ngoại hay hướng nội.” Vì vậy, đừng để tính cách hướng nội trở thành rào cản khiến bạn chùn bước, vì khi bạn giỏi, không ai có thể phớt lờ bạn.
Bạn đã từng nghe về Bill Gates, Elon Musk, Mark Zuckerberg, họ đều là những ví dụ điển hình về những người hướng nội thành công, phải không?
Hãy nhớ: bạn tỏa sáng nhất khi bạn là chính bạn. Dù bạn là người hướng nội, hướng ngoại hay trung tính, điều quan trọng là bạn hiểu rõ bản thân và điều gì phù hợp nhất với bạn.
08. Lời nhắn nhủ đối với những bạn introvert muốn học & làm truyền thông
Hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng xem tính cách hướng nội là điểm yếu, đó là một điểm mạnh với khả năng quan sát tinh tế, sẵn lòng lắng nghe và giàu sáng tạo.
Với điều mạnh mẽ của người hướng nội, bạn có thể thử sức với các công việc liên quan đến Sáng tạo, Phân tích thay vì các công việc giao tiếp nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử thách bản thân với vị trí khác, bạn hoàn toàn có thể thử.
Hãy học cách tự biểu hiện bản thân theo cách riêng của bạn. Bạn không cần phải theo đuổi cách biểu hiện của người khác. Nếu bạn thích viết, hãy viết blog cá nhân. Nếu bạn thích chụp ảnh, hãy tạo bộ sưu tập ảnh của riêng bạn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong công việc, đừng đổ lỗi cho tính cách hướng nội. Bất kể tính cách của bạn là gì, việc gặp khó khăn trong công việc là điều tất cả mọi người đều trải qua. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch để vượt qua vùng an toàn, tìm kiếm giải pháp để phát triển bản thân.
Trên đây là chia sẻ và câu chuyện của riêng mình. Hãy tham khảo và lựa chọn những điều phù hợp với bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích và áp dụng được một phần nào đó trong quá trình học và làm truyền thông.