1. 'Khi bắt đầu yêu một ai đó, ta luôn tìm được lí do để tin rằng đây là định mệnh của cuộc đời ta'. Vì họ cùng thích đi dạo; vì họ nói chuyện rất hợp; vì bất cứ điều gì mà ta cho là hợp lý. Tình yêu cần phải có lý do, chỉ là ta sẽ tự tạo ra lý lẽ cho mối quan hệ này.
Trước khi chính thức yêu một ai đó, ta đã tự thuyết phục mình yêu họ: những người quá lý trí không thể yêu, không phải bởi vì họ không biết cảm động, mà vì họ không thể tự thôi miên bản thân.
Những suy nghĩ trong đầu ta sẽ tự làm ta đổ mình, trước cả khi người kia làm ta đổ mình.
(Lý lẽ là cách bạn đổ xăng cho chiếc xe chạy, nhưng liệu chiếc xe đó thực sự chạy vì điều gì – với 99% người lái xe – thì bạn không chắc chắn: trừ khi nó hỏng).
2. Bởi vì tình yêu là điểm khởi đầu của những câu chuyện bạn tự kể, sau đó hai tác giả sẽ cùng nhau viết tiếp, dù chưa biết chương cuối của câu chuyện sẽ đi về đâu.
Yêu đơn phương là viết lên một cuốn tự truyện mà bạn cố rằng sẽ có sự hợp tác, nhưng nhân vật chính lại không muốn đóng vai (anh chỉ muốn làm diễn viên quần chúng). Giữ một ai đó trong trái tim là tin rằng câu chuyện vẫn còn phải được tiếp tục viết: dù chưa có chương 1, nhưng bạn vẫn muốn có tập 2.
Mỗi mối tình (và cuộc sống) đều là một hoặc nhiều thể loại truyện: truyện kinh dị; truyện tình cảm; truyện hài hước; truyện tình dục... Bạn không thể ngừng kể, chỉ có thể chuyển từ cốt truyện này sang cốt truyện khác.
3. Chia tay khi câu chuyện chưa kết thúc (mỗi cuốn sách đều phải có trang cuối) là khi một người dừng viết, trong khi người kia vẫn cố ngồi viết.
Nhiều người chọn 'tiếp tục' bằng cách lưu trữ truyện; đặt nó vào tủ; tự viết phần kết; tiếp tục viết câu chuyện cũ với một người mới; cố gắng viết cho đến khi họ không còn tin vào những gì mình viết... Chúng ta không bỏ lại điều mình muốn vì chúng ta ngừng muốn nó: thường là vì chúng ta không thể có được nó.