Mình hiện đang là sinh viên du học năm nhất ngành Kinh Tế tại Đại học Aalto, Phần Lan, với suất học bổng toàn phần về học phí. Nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của các bạn học sinh đối với việc du học, mình đã quyết định chia sẻ về quá trình nộp đơn du học của mình, thành công trong việc được nhận vào nhiều trường đại học quốc tế từ 3 lục địa khác nhau, như: Đại học Amsterdam, Đại học Erasmus Rotterdam, Đại học Aalto (học bổng 100%), Đại học Texas Christian (Học giả của Hiệu Trưởng), Đại học South Florida (Học Bổng Tổng Thống), VinUniversity (học bổng 100%), Đại học APU Nhật Bản (học bổng 80%),...
Mặc dù được gia đình khuyến khích đi du học từ khi còn nhỏ, nhưng mình chỉ thực sự nghiêm túc tìm hiểu về du học vào cuối năm lớp 11 và đầu năm lớp 12. Như rất nhiều bạn ở đây khi mới bắt đầu bước chân vào con đường này, mọi thứ với mình lúc ấy rất mơ hồ, mình như lạc trong biển thông tin với hàng loạt câu hỏi như “Nên chọn quốc gia nào làm điểm đến?”, “Chọn trường nào thì phù hợp?”, “Trường này yêu cầu điểm cao quá, trường kia cạnh tranh quá, làm sao mình mới có thể đậu?”,... và vô số những câu hỏi khác. Thực sự nếu nói là mình không cảm thấy căng thẳng, lo lắng, tự ti về bản thân gì hết thì đó là nói dối. Vậy mình đã làm thế nào để vượt qua những áp lực đó và có đủ năng lực để chiến thắng các trường danh tiếng từ Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, và Đại học Quốc Tế VinUni?
Theo quan điểm của mình, để trả lời câu hỏi về việc chọn trường phù hợp không thể thiếu những người có kinh nghiệm, có thể tư vấn định hướng. Quá nhiều thông tin trên mạng đã làm cho nhiều bạn gặp khó khăn vì thông tin có thể không hoàn toàn chính xác. Việc tìm kiếm những người đã trải qua con đường này, giúp mình cùng tìm ra danh sách các trường phù hợp với hồ sơ và khả năng tài chính gia đình là rất quan trọng, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian mơ hồ trong việc lựa chọn.
Sau khi đã có danh sách các trường phù hợp, thì cũng là lúc mình cần phải lập kế hoạch nộp đơn một cách cẩn thận. Thực tế, tiêu chí tuyển sinh của từng trường ở từng quốc gia đều rất khác nhau và yêu cầu về hồ sơ cũng không giống nhau. Tuy nhiên, việc nói như vậy không có nghĩa là không có điểm chung nào. Qua kinh nghiệm nộp đơn của mình, mình đã rút ra được một số điểm chung của các trường, dù ở đâu thì cũng đều yêu cầu ít nhất các yếu tố sau:
Học Thuật - Academic:
- Điểm Trung Bình Môn (GPA cao phản ánh sự tiến bộ trong quá trình học tập, nên từ những năm đầu cấp 3 bạn nên chú ý đến GPA nếu không muốn hối tiếc sau này. Tuy nhiên, GPA thấp không đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội. Bạn vẫn có thể thể hiện khả năng học thuật của mình thông qua các kỳ thi chuẩn hóa hoặc các cuộc thi học thuật,...)
- Bằng Tốt Nghiệp Cấp 3 (nếu bạn chưa tốt nghiệp khi nộp hồ sơ thì hoàn toàn có thể bổ sung sau này)
- Các Giải Thưởng từ các Cuộc Thi Mang Tính Học Thuật (đây cũng là một phần quan trọng giúp bạn nổi bật hơn giữa hàng ngàn ứng viên khác)
Các Bài Thi Chuẩn Hóa - Standardized Tests:
- Đầu Tiên, mình đã cố gắng hoàn thành các kỳ thi chuẩn hóa như IELTS và SAT càng sớm càng tốt, để nếu bạn chưa đạt được điểm mong muốn, bạn vẫn còn cơ hội thi lại trước hạn nộp sớm của các trường.
- Lời Khuyên của Mình là nếu bạn thực sự muốn du học, hãy chuẩn bị cho các kỳ thi này càng sớm càng tốt, không chỉ để 'đẹp hồ sơ' mà quan trọng hơn là những kỹ năng mà bạn học được trong quá trình ôn luyện cũng rất cần thiết cho môi trường Đại Học.
- Hiện Nay có nhiều trường không bắt buộc nộp kết quả thi này, nhưng nếu bạn có, điều này sẽ làm bạn nổi bật hơn rất nhiều.
Hoạt Động Ngoại Khóa - Extracurricular Activities:
- Một Hồ Sơ Tốt không chỉ cần kết quả học thuật mà còn cần có các hoạt động ngoại khóa ấn tượng
- Không phải lúc nào có quá nhiều hoạt động ngoại khóa cũng tốt, bạn cần biết chọn lọc những hoạt động thực sự nổi bật và mang tính xây dựng cho quá trình trưởng thành của bạn. Sẽ càng ấn tượng hơn nếu hoạt động ngoại khóa của bạn liên quan trực tiếp đến ngành học bạn đăng ký.
- Các Hoạt Động Ngoại Khóa nên bắt đầu tham gia càng sớm càng tốt, tránh trường hợp 'nước đến chân mới nhảy' và sau đó làm 'giả' hồ sơ ngoại khóa chỉ để kịp hạn nộp.
- Miêu Tả Thành Tích: Mô tả ngắn gọn cho các hoạt động ngoại khóa. (Một số trường không yêu cầu phần này, nhưng việc viết mô tả cho các hoạt động bạn đã tham gia cũng là một cách hay để bạn có thể phản ánh quá trình trưởng thành của mình thông qua những trải nghiệm đó, từ đó có ý tưởng cho phần Luận và Phỏng Vấn.)
Tài Liệu
- Giấy Tờ Tùy Thân (Ví dụ như CCCD, Hộ Chiếu)
- Bảng Điểm
- Các Bằng Cấp và Chứng Chỉ
- CV (Một số trường hoàn toàn không yêu cầu, nhưng lại là một điểm cộng đó nha)
Một Lưu Ý Khi Nộp Hồ Sơ cho Các Trường Nước Ngoài
Thư Giới Thiệu - Recommendation Letter:
- Mình Sẽ Chuẩn Bị 2 Thư Giới Thiệu: 1 từ Giáo Viên Chủ Nhiệm, 2 từ Thầy Giáo Dạy SAT của Mình.
- Mục Đích của Lá Thư Giới Thiệu là để Nhà Trường Có Thêm Góc Nhìn Khác về Bạn. Để Chọn Cho Mình Những “Người Giới Thiệu” Phù Hợp, thì Mình Khuyên là Người Đó Nên Gắn Bó với Bạn ít nhất là 1 Năm, Đủ Để Thấy Được Quá Trình Phát Triển Của Bạn, Người Có “Tâm”, Có “Tầm” Để Có Thể Đưa Ra Được Những Nhận Xét Khách Quan Nhất về Bạn.
Có Một Chiến Lược Rải Đơn Hợp Lý, Chăm Chút Các Thành Phần Của Bộ Hồ Sơ và Hơn Hết Là Bài Luận, Phỏng Vấn.
Nếu bạn muốn khám phá thêm về việc đoạt được học bổng từ mọi nơi trên thế giới, hãy để lại bình luận dưới đây hoặc nhắn tin cho tôi. Nếu có nhiều sự ủng hộ, tôi sẽ chia sẻ nhiều thông tin hơn về các học bổng và những bí quyết trong quá trình nộp đơn.
Nguồn: DC Phạm