“Em tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng em nhận ra mình không thực sự hiểu biết gì cả…”
Đó là lời nhắn một em gửi cho tôi, phản ánh nỗi lo về tương lai. Em này sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ từng được chia sẻ trong group, ở tuổi còn trẻ. Những thành tựu như:
- Thạo một số ngôn ngữ
- Đạt IELTS 8.0+
- Đoạt giải quốc gia
- Điểm thi đứng đầu
- Nhận học bổng từ trường nước ngoài
- Làm Trưởng các CLB, dự án xã hội, và đoạt giải cuộc thi
Đọc tin nhắn ấy, tôi dừng lại suy nghĩ. Em này là một hình mẫu hoàn hảo, một ví dụ cho việc 'làm nhiều, biết nhiều', một người trẻ đang theo đuổi đam mê của mình. Tại sao em nghĩ mình 'không biết gì cả', khi thực tế, em là một đứa giỏi theo tiêu chí xã hội hiện nay?
“Bí Quyết Đạt Học Bổng 6,6 Tỷ Đô Của Cô Học Trò Từ Nghệ An”
“Cách nữ sinh có thể giành được học bổng trị giá hơn 7 tỉ đồng để du học Mỹ”
Tuy nhiên, liệu điều này đủ chưa? Theo cá nhân tôi, việc học tập và phát triển bản thân là một hành trình, nơi mà thành tích ngoại khóa giống như một đôi giày để đến trường đại học, còn kiến thức nền thì như một chiếc ống nhòm để khám phá thế giới xung quanh và là một phần của bộ dụng cụ (kèm theo kỹ năng) để giải quyết các vấn đề. Tôi nhận thấy ở Việt Nam, học sinh cấp 3 ít khi biết đến những thuật ngữ như “lạm phát”, những phong trào chính trị như “Mùa xuân Ả Rập' trong khi các bạn học cấp 3 ở nước ngoài hiểu khá rõ về những chủ đề này. Vậy nên, có rất nhiều bạn cảm thấy sốc khi vào đại học vì thiếu kiến thức này. Chúng ta có thể đổ lỗi cho việc trường học không dạy, nhưng chúng ta cũng có thể tự học, đúng không?
Vậy kiến thức nền là gì?
- • Kiến thức: Tất nhiên rồi, tên gọi đã nói lên tất cả. Kiến thức này giúp bạn thấy thú vị mọi thứ xung quanh và thúc đẩy bạn học hỏi nhiều hơn, hiểu biết sâu hơn. Kiến thức về các vấn đề đã xảy ra và được giải quyết thành công chính là kinh nghiệm học từ người xung quanh.
• Hỗ trợ cho các kỹ năng khác: Để thành công trong một cuộc thi, chắc chắn bạn cần sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng. Kiến thức và kỹ năng là nền tảng cho khả năng giải quyết vấn đề.
• Chuẩn bị cho các cấp độ học tiếp theo: Khi bước vào môi trường đại học, điều mà các cấp độ này yêu cầu là kiến thức sâu về một chủ đề cụ thể. Khi đã có kiến thức nền, chúng ta sẽ ít gặp khó khăn hơn khi tìm hiểu và phát triển kiến thức. Khi bạn đã biết một chút về mọi thứ, khi chạm vào các chủ đề, bạn sẽ biết mình cần tập trung vào điểm nào để tìm hiểu sâu hơn ở đại học.
• Sự thích nghi: Có kiến thức, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về các vấn đề, từ đó ít bị sốc văn hóa hoặc dễ dàng thích nghi với 1001 tình huống khác nhau. Khi tham gia vào một cộng đồng mới, chúng ta cũng cần có kiến thức nhất định về văn hóa, hoặc ít nhất là hiểu “sơ sơ” những gì họ đang nói để có thể tham gia.
Vậy làm sao để học được kiến thức?
- • Đọc sách: Đương nhiên rồi! Ngoài ra, kiến thức còn được hấp thụ thông qua việc đọc báo, tham khảo các nguồn kiến thức trên mạng như Wikipedia với các chủ đề mà bạn chưa biết. Hơn nữa, bạn có thể nhận thêm thông tin thông qua việc xem phim, phim tài liệu cũng có thể mang lại kiến thức không giới hạn. Bạn cũng có thể “nâng cấp trình độ” qua việc đọc các bài báo khoa học trên Google Scholar.
• Tham gia các khóa học: Tôi nhận thấy MasterClass hoặc Coursera có nhiều khóa học miễn phí về kiến thức nền. Nếu bạn kiên nhẫn và cam kết, bạn có thể tham gia. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ nếu muốn nhận chứng chỉ.
• Tham gia các sự kiện, trại hè: Ở Việt Nam, có nhiều trường tổ chức các sự kiện hằng năm hoặc hằng quý để nâng cao kiến thức về các vấn đề thực tế dành cho học sinh và sinh viên. Một số ví dụ như Triển lãm Triết học Bút chì là một sự lựa chọn xuất sắc, hoặc các trại hè, trường học mùa hè giảng dạy về các chủ đề phát triển bền vững hoặc khoa học.
Vì vậy, tôi rất ủng hộ việc mọi người tập trung vào giá trị kiến thức mà họ thu được sau mỗi cuộc thi, cũng như việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ vì chứng nhận. Ngoài ra, việc chia sẻ kiến thức một cách lịch sự cũng giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng lành mạnh. Vậy nên, nếu bạn biết về các tổ chức, cuộc thi hoặc lớp học phi lợi nhuận, hãy không ngần ngại chia sẻ dưới đây để lan tỏa cơ hội học tập cho nhiều người khác nhé!
Nguồn: Facebook: Giang Lê đăng trong Những Kẻ Săn Học Bổng