Sau 3 năm làm GD (Game Designer) ở Trung Quốc thì bản thân mình đúc kết được một số điều hay ho, hôm nay chả biết viết gì nên đem ra chia sẻ, không biết có khác Việt Nam nhiều không nhưng chắc chắn là khác so với bên Tây một trời một vực đấy. Khác với GD ở Tây (là linh hồn của game) thì GD ở Trung Quốc phần nhiều sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển game được nhanh gọn nhẹ, đương nhiên vẫn phải xây dựng linh hồn của game trước. Mình sẽ chia sẻ sơ qua về các vị trí và những kỹ năng cần có của một Game Designer ở Trung Quốc như thế nào nhé:
Cây kĩ năng:
- Default Character: do ngành GD là ngành mới ở Trung Quốc, không có đào tạo chính quy và quy mô như Lập trình viên và Nghệ sĩ, nên ngưỡng vào rất thấp, chỉ cần thích là được, nhưng để lên cao thì rất khó, vì đa phần vẫn là tự mày mò, thử nghiệm và sai lầm, ngay cả những công ty lớn như NetEase, PerfectWorld, Tencent thì hệ thống đào tạo GD của họ cũng không giống nhau, và đều dựa trên kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Tất cả những người mới vào thì đều gọi chung là GD thực tập (hoặc tạp vụ, trainee), nhiệm vụ là làm tất cả những gì mà Senior GD của bạn muốn bạn làm, rồi khi làm lâu và đủ hiểu nghề thì sẽ bắt đầu đi chuyên sâu hơn vào từng mảng của GD.
- Evovole: bước qua giai đoạn học việc thì mỗi GD sẽ được (hoặc tự chọn) cho mình một nhánh class sâu hơn (nôm na là đủ level thì bắt đầu tiến hóa), như sau:
- Level Designer: phụ trách thiết kế level, nhiệm vụ trong game, độ khó. Phân bố quái vật, phân bố cạm bẫy, môi trường, AI quái vật, nói chung là người tạo ra thế giới trong game. Phải làm việc nhiều cùng cả nghệ sĩ và lập trình viên
- Thiết Kế Hệ Thống: Người quyết định các quy tắc của mỗi hệ thống, cho cả trò chơi, có tư duy logic và khả năng làm việc tốt với coder.
- Cân Đối: Phụ trách tất cả các phần có số má trong game, bao gồm độ khó, AI, hệ thống, hay phải đâm chọc đến cả bọn coders lẫn các GD khác, ngoại trừ cái thằng viết cốt truyện ra, cố làm sao cho cả game nó mượt đừng để xuất hiện 1 hoặc 2 hệ thống có cost effective quá thấp làm hỏng hoàn toàn balance của cả game, ảnh hưởng đến các hệ thống khác, nhiệm vụ trọng đại, năng lực đòi hỏi cao. Quan trọng nhất là làm sao hút máu người chơi....
- Thiết Kế Script: Ít gặp, đòi hỏi phải biết ít nhất 1 ngôn ngữ lập trình, thường là Python và LUA , có thể hiểu là một dạng kết hợp giữa Coder và system designer, có thể giúp coder làm các prototype hoặc các tool trong công việc designer.
- Thiết Kế UI (Đồ Họa): thiết kế giao diện người dùng cho game, làm việc nhiều với Nghệ sĩ, chủ yếu làm UI, phần đồ họa (quái trông ra sao, nhân vật thế nào, thường sẽ để lead artist và lead designer làm, nên ít khi gọi graphic designer mà gọi luôn là UI).
- Thiết Kế Tài Liệu: phụ trách tất cả các văn bản trong game, mô tả của nhiệm vụ, nhân vật, nhiệm vụ, đối thoại trong cốt truyện. Thiết lập thế giới quan, sáng tác cốt truyện... làm việc độc lập, ít phải đi đánh nhau với coder và artist
- Người Vận Hành : phụ trách sắp xếp các sự kiện trong game, ngoài game, online offline sau khi game đã online, phụ trách luôn tiếp thu ý kiến của người chơi và chuyển về cho lead designer. Thường chỉ có bên công ty phát hành game thôi, các dev đa phần tự vận hành với lực lượng dev game hoặc để bên phát hành phụ trách vận hành.
- Trận Chiến Với Boss: tiếp sau Lead Designer, sau đó là Game Producer, game producer là người đứng đầu mỗi dự án trong hệ thống phát triển game ở Trung Quốc, phụ trách cả đội ngũ phát triển game lẫn project manager, cũng là bộ mặt công chúng của game, được khen ngợi và bị chỉ trích, tất cả đều tìm đến game producer.
Nhưng nói chung hệ thống như trên chỉ thấy ở các công ty lớn có bộ máy phát triển quá lớn, chứ đa phần các công ty vừa và nhỏ thì chỉ có 2 loại GD tồn tại, là lead designer và trainee, lead designer bàn bạc và thống nhất ý kiến với producer, sắp xếp công việc cho các GD khác làm.
Lead Designer cũng phụ trách luôn giao tiếp với Lead Coder, Lead Artist. Ngoài ra do các công việc thường có liên quan đến nhau nên ở công ty vừa nhỏ, system + balancing + level design sẽ đi cùng nhau, UI/graphic designer/ operator do Lead Designer làm, vì BI chỉ có lead và producer mới được xem nên thường không có chỗ cho operator làm, và các ý kiến(yêu cầu) về vận hành sẽ được platform đưa ra mỗi tuần.
Kỹ năng quan trọng nhất của GD chắc vẫn là khả năng làm việc theo nhóm, vì phần lớn các công việc đều cần sự hỗ trợ từ coder và artist, từ các designer khác, từ người chơi. Nói tóm lại là đánh nhau chí chóe, chiến tranh, chiến tranh không bao giờ chấm dứt! Thứ hai là khả năng phân tích game của người khác, do ngành game Trung Quốc chủ yếu là sao chép, nên ngày xưa khi bảo mật chưa được chú ý thì đa phần Trung Quốc ngày càng khẳng định được vị thế của mình.