1. Các chấn thương thể thao phổ biến
1.1. Căng cơ
Một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất là căng cơ. Đây là hiện tượng cơ hoặc gân bị giãn quá mức hoặc rách. Các vị trí thường gặp căng cơ là cơ đùi sau, đùi trước, bắp chân, háng, lưng và bả vai.
Vận động viên bị đau do chấn thương
Biểu hiện của căng cơ bao gồm sưng và đau nhức, vùng bị căng cơ khó cử động. Với những trường hợp nhẹ, cơn đau sẽ giảm sau vài ngày nghỉ ngơi. Trường hợp nặng hơn, cơn đau kéo dài và gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động.
Nghỉ ngơi là biện pháp phổ biến để điều trị căng cơ. Bệnh nhân có thể chườm đá và dùng băng ép để giảm đau. Nếu cần, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu triệu chứng không giảm, hoặc nặng hơn, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
1.2. Bong gân
- Viêm gân chóp xoay: Đây là một nhóm cơ quan trọng giúp chúng ta thực hiện các động tác như đưa tay ra trước, ra sau, giơ tay lên và xoay vai. Tuy nhiên, nhóm cơ này rất dễ tổn thương do mỏng manh. Khi bị viêm gân chóp xoay, cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh trở nên mãn tính, dẫn đến teo cơ, cứng khớp và suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng.
- Viêm đầu dài gân nhị đầu: Bệnh xảy ra do người bệnh vận động khớp vai với cường độ cao, đột ngột hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là một chấn thương thể thao phổ biến ở các vận động viên bơi thuyền, bơi lội, tennis, bóng ném, thể dục dụng cụ,...
- Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Thường do vận động quá mức và xương cánh tay phải hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần. Triệu chứng phổ biến của bệnh là các cơn đau ở bên ngoài khuỷu tay.
1.5. Gãy xương
Các tình huống va chạm trực tiếp rất dễ gây gãy xương. Các vị trí dễ bị gãy xương bao gồm cẳng tay, cẳng chân và bàn chân.
2. Khi nào nên đi khám bệnh?
Đối với một số chấn thương thể thao không nghiêm trọng như căng cơ nhẹ, người bệnh có thể nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:
Phải sơ cứu ngay khi xảy ra chấn thương
- Đau nhức kéo dài nhiều ngày và không giảm: Khi đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến những biểu hiện dưới đây nếu xuất hiện:
- Không thể thực hiện các hoạt động vận động như bình thường.
- Xảy ra sự biến dạng ở xương hoặc khớp.
- Khi bị tổn thương ở chân, cảm giác đau nặng và khó khăn khi di chuyển, cần phải điều trị ngay lập tức.
- Khu vực bị tổn thương sẽ sưng to và thay đổi màu da.
Theo từng loại chấn thương, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến việc xoa bóp, vật lý trị liệu, hoặc phẫu thuật (đối với các vận động viên gặp chấn thương nghiêm trọng).
3. Làm thế nào để tránh chấn thương khi tập thể thao?
Theo chuyên gia, cách tốt nhất để tránh chấn thương khi tham gia thể thao là khởi động cẩn thận và đúng cách để làm nóng và giãn cơ. Khi cơ bắt đầu ấm, chúng sẽ linh hoạt hơn và có thể thực hiện các động tác nhanh chóng, dừng đột ngột hoặc uốn cong mà không gặp nguy cơ chấn thương.
Cần khởi động cẩn thận trước khi tham gia thể thao
Dưới đây là những biện pháp cụ thể giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi tham gia thể thao:
- Vận động viên cần có hồ sơ sức khỏe hoàn chỉnh.
- Trước khi thi đấu, cần luyện tập đều đặn ít nhất 3 buổi mỗi tuần.
- Khởi động cẩn thận trước khi tập luyện.
- Tuân thủ các hướng dẫn từ huấn luyện viên, đảm bảo thực hiện đúng phương pháp tập luyện.
- Cần đảm bảo giữ ấm cơ thể.
- Uống đủ nước trước và sau khi tập luyện.
- Chọn lựa trang phục tập thể thao phù hợp để tránh gò bó cơ khớp. Nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi và thoáng mát. Đồng thời cần chọn giày phù hợp với kích thước chân và đeo đầy đủ phụ kiện bảo vệ như mũ bảo hiểm, lót chân, đệm đầu gối,…
- Chuẩn bị đầy đủ thiết bị tập luyện phù hợp. Đảm bảo sân tập được bảo dưỡng đúng cách.
- Đội ngũ y tế sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình tập luyện và thi đấu của các vận động viên.