Xin chào mọi người,
Mình là Thái, sau khi đi làm một thời gian, mình nhận ra rằng nhiều ý tưởng mới, những điều hay ho mà mình có được chủ yếu là nhờ gặp gỡ người khác, có thể là người già hơn, giàu kinh nghiệm hơn hoặc có thể là sinh viên trẻ hơn... Việc chia sẻ câu chuyện có chiều sâu cũng là một cách giúp mình thêm ý tưởng và làm cuộc sống thêm phong phú.
Bên cạnh đó, tham gia hoạt động để 'trả lại' cho cộng đồng sau khi làm việc chính tại công ty cũng là một trải nghiệm thú vị. Trước khi tham gia các phiên tư vấn, mình muốn chia sẻ vài điều mà mình đã trải qua gần đây, hy vọng nó sẽ hữu ích!
1. Kinh Nghiệm Là Quan Trọng Nhưng Đôi Khi Hãy Để Người Khác Tự Học Hỏi (Dành Cho Những Người Làm Lãnh Đạo)
Thường thì người giàu kinh nghiệm thì thường làm theo cách họ quen, sau đó sửa chữa nếu cần. Tuy nhiên, mỗi người có cách suy nghĩ và trải nghiệm khác nhau về một vấn đề.
Thường thì chúng ta có thói quen sử dụng kiến thức cũ, kinh nghiệm để áp dụng vào những tình huống mới. Khi đối diện với điều chưa biết, thì:
- Xem xét lại kiến thức cũ
- Hoặc tìm kiếm, hỏi han —> Mượn ý kiến của người khác trước để tùy chỉnh thành của mình.
Điều này không phải là sai, tư duy kế thừa vẫn có ích, nhưng không nên áp đặt quá mức. Nếu chúng ta có thể chia sẻ với tư duy mở rộng hơn, sẽ tốt hơn. Ví dụ, một quản lý có thể nói với nhân viên: “Trước khi tôi chia sẻ cách giải quyết vấn đề, tôi muốn nghe ý kiến của bạn trước, bạn nghĩ sao? Nếu có thể tự giải quyết, bạn sẽ làm gì?” (Ý tưởng của bạn là gì? Bạn dự định thực hiện như thế nào?)
Sau khi chia sẻ, kết hợp ý kiến cá nhân và kinh nghiệm: “Bạn thấy thế nào, có rõ ràng hơn không? Còn vấn đề gì cần giải quyết?”
Trong quá trình làm việc, hỏi tiếp theo: “Tiến độ như thế nào? Có gặp khó khăn gì không? Cần hỗ trợ phần nào không?”
Khi hoàn thành, hỏi thêm: “Nếu có cơ hội làm lại, bạn sẽ làm gì khác?”
Tôi nghĩ rằng khi cần ý kiến, người hỏi sẽ học được cách tự suy nghĩ hơn là phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của người khác. Vai trò ở thời điểm này không chỉ là huấn luyện viên mà còn là người hướng dẫn, tư vấn.
Hoặc khi chia sẻ, có thể nói trước rằng: “Đây là trải nghiệm cá nhân của tôi, có thể đúng hoặc sai. Xin các bạn tham khảo và tự tìm hiểu thêm! Không nên lệ thuộc quá nhiều vào một phía”. Người nói cũng tự bảo vệ bản thân mình.
2. Khi Làm Việc Trong Nhóm, Hãy Biết 'Ai Trước, Ai Sau!'
Nên biết 'Ai Đứng Trước —> Để dẫn đường, Ai Đứng Sau —> Để hỗ trợ' (Một bài học từ một chị quản lý Marketing, sinh năm 99, làm việc tại một ngân hàng số ở Việt Nam).
Ví dụ, khi làm việc với đối tác để đăng một bài post trên nhóm Facebook chẳng hạn.
- Đầu tiên là gửi thông tin về nội dung + thiết kế bài viết cùng các tham khảo => Xác định deadline, ghi chú trên Microsoft To-do để theo dõi và nhắc nhở, đặc biệt nếu cần gấp.
- “Dẫn đường” để nhận bài viết, sau đó => Gửi cho cấp trên qua email để kiểm tra và phản hồi, kèm theo lời nhắc nhở như “Tôi đang cần gấp, xin phản hồi vào thứ 2, nếu cần thì có thể dời thêm 1-2 ngày” – Đây là lúc “Hỗ trợ” (Nếu cần, có thể nhắn tin thêm lần nữa để đảm bảo sự cấp thiết – Lần nhắn tin thứ 2)
- Sau khi kiểm tra và phản hồi, gửi lại cho đối tác để sửa đến khi bản final được chấp nhận.
=> Khi nhờ hoặc giao một nhiệm vụ nào đó, hãy nhớ ghi chú lịch Follow-up để đảm bảo rằng họ không bị quên.
3. Biết Cách Tự Quảng Bá Mình Một Cách Tinh Tế
Trong bài viết về: “Tại sao cần xây dựng Thương Hiệu Cá Nhân kèm theo Sự Nghiệp?” Chị Adele Đoàn chia sẻ một ý mà tôi rất đồng ý: “Làm việc tốt không đủ, còn cần cho người khác biết bạn làm việc tốt!”
Được người khác đánh giá tốt luôn hiệu quả hơn việc tự khen ngợi bản thân. Ví dụ:
Phản hồi từ sếp, đồng nghiệp.
Phản hồi từ khách hàng/đối tác.
Phản hồi từ bạn bè, quan hệ xã hội.
Một số cách có thể là: Chia sẻ bài đánh giá tích cực từ khách hàng, yêu cầu khuyến nghị trên LinkedIn, phản hồi tích cực từ sếp, thư cảm ơn, lời nhắn khích lệ từ học viên...
Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, với sếp và đồng nghiệp, trước hết phải làm việc tốt, hỗ trợ lẫn nhau; với khách hàng/đối tác, phải vượt qua mong đợi của họ; với bạn bè và mối quan hệ xung quanh, cần đối xử chân thành và tôn trọng người khác trước đã. 'Cho đi và nhận lại' cuối cùng, những điều trên sẽ đến một cách tự nhiên.
4. “Chúng Ta Đã Đi Cùng Nhau Bao Lâu Rồi?'
“Mọi người sẽ phản hồi tốt hơn khi được đối xử tốt và sẽ làm việc hiệu quả hơn cho những người đối xử với họ một cách tôn trọng!”
Rõ ràng, khi bị chỉ trích hoặc bị chỉ đạo, không ai thích ngồi yên. Nếu ngồi yên, trong lòng chắc chẳng cam lòng. Nhưng không phản kháng quá đáng!! Chỉ đùa thôi, chứ không đến mức như vậy.
Mỗi người đều có những khó khăn riêng, sau một ngày làm việc căng thẳng, mỗi người đều có cuộc sống riêng, mối lo lắng riêng, áp lực cũng khác nhau, vì vậy khi làm việc, đừng làm phức tạp mọi thứ!
Đặc biệt là khi làm việc với sinh viên đi làm, đôi khi chỉ cần hướng dẫn thôi, không cần ép buộc, công việc cũng không thiếu. Nếu áp đặt quá, không công bằng, môi trường làm việc độc hại thì tốt nhất là nghỉ! Vì vậy, khi làm việc với GenZ, nên tôn trọng cảm xúc và kết quả công việc: Những chút dễ thương, thân thiện sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ: “Em ơi, dù cuối tuần em có nhiều việc riêng nhưng hãy dành ít thời gian viết bài post này giúp anh nhé. Sếp anh đã nhắc nhở, mong em cố gắng hoàn thành và gửi lại vào đầu tuần. Nếu quá bận, em có thể nhờ người khác giúp anh!”, Giao task cuối tuần nhưng giao tiếp biết điều!
Không chỉ riêng GenZ, thực ra ai cũng thích được “Khen trước, chê sau”. Feedback nên mang tính xây dựng, không chỉ nhấn mạnh vào điểm tích cực mà còn gợi ý cách cải thiện. Ví dụ: “Anh thấy bài post em design ổn, nhưng có thể cải thiện bằng cách chỉnh sửa chỗ abc xyz. Em có thể xem xét điều chỉnh không?”.
Câu trích dẫn dưới đây là điều mà tôi muốn chia sẻ, không ai biết được sẽ đi cùng nhau được bao lâu! Hãy làm cho cuộc sống đẹp hơn bằng cách đối xử tử tế với người khác!
Cảm ơn các bạn độc giả đã luôn ủng hộ chúng tôi.