Xin chào mọi người, nếu bạn đang có kế hoạch ôn thi IELTS trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tới, thì đây là bài viết dành cho bạn. Trong thời gian rảnh rỗi trong mùa dịch, đây là cơ hội tốt để đầu tư cho kỳ thi IELTS và kỹ năng tiếng Anh nói chung. Mình sẽ chia hành trình ôn thi thành 4 giai đoạn, để bạn có thể tham khảo và áp dụng cho phù hợp với tình hình cá nhân. Không nói nhiều nữa, bắt đầu thôi.
Giai Đoạn 0 Đến 3.5:
Đây là giai đoạn mà khá khó khăn đối với những ai đã lâu không tiếp xúc với tiếng Anh. Để làm lại từ đầu với tiếng Anh, bạn không thể ngay lập tức nhảy vào việc ôn tập các dạng bài thi IELTS, mà phải bắt đầu từ việc tạo lại đam mê với tiếng Anh trước. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghe, đọc những chủ đề mà bạn quan tâm (và cũng phải đơn giản). Bạn có thể tìm kiếm trên Google hoặc Youtube. Trong quá trình nghe, đọc,... nếu gặp từ vựng không hiểu thì bạn có thể ghi chú lại và tra nghĩa sau này. Ban đầu có thể sẽ thấy mệt mỏi vì vốn từ còn ít, nhưng phải kiên nhẫn và khích lệ bản thân là: từ từ vốn từ sẽ tăng lên và sẽ không cần tra từ điển nhiều nữa, hãy cố lên.
Ngoài việc tập trung vào từ vựng, phát âm cũng rất quan trọng. Bạn cần biết cách phát âm đúng 44 âm tiếng Anh để có thể phát âm chính xác các từ vựng, và cũng để hiểu khi nghe người khác nói từ nào. Hãy chú ý đến âm cuối, độ dài của nguyên âm, cách phát âm của các phụ âm và trọng âm trong từ.
Nói về việc luyện nghe cụ thể hơn, bạn cần tạo sự quen thuộc với âm thanh tiếng Anh. Bạn cần tiếp nhận đủ lượng thông tin đầu vào để khi gặp lại các âm thanh tương tự, não của bạn có thể nhận diện và xử lý chúng, và cho ra đầu ra phù hợp. Một phương pháp hiệu quả cho việc này là việc nghe và viết chính tả (Dictation). Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện điều này, và sau vài tháng, bạn sẽ ngạc nhiên với sự tiến bộ trong việc nghe của mình.
Về phần ngữ pháp, bạn cần ôn lại các thì căn bản của tiếng Anh (hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai đơn, hiện tại hoàn thành, hiện tại tiếp diễn…), sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ, danh từ số ít số nhiều, … Lý thuyết và bài tập về những điều này tra Google là rất nhiều, quan trọng là bạn sẵn lòng học không chỉ là tài liệu thì không bao giờ thiếu hehe.
Câu thần chú để vượt qua giai đoạn này: KIÊN NHẪN luyện tập hàng ngày và KIÊN TRÌ chờ đợi sự tiến bộ sau một thời gian. Dục tốc làm chẳng bằng công tâm.
𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒌𝒉𝒂̉𝒐: (𝑣𝑖̀ 𝑣𝑎̂́𝑛 đ𝑒̂̀ 𝑏𝑎̉𝑛 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑛𝑒̂𝑛 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐𝑢𝑜̂́𝑛 𝑛𝑎̀𝑜 𝑓𝑟𝑒𝑒 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑙𝑖𝑛𝑘. :𝐷) Nếu có điều kiện thì mọi người vẫn nên mua sách để ủng hộ tác giả nhé!
- Phiên âm:
+Bộ sách Tree or three dành cho trình độ Elementary
+Khóa học phát âm của Tim trên Youtube
+Danh sách video về phát âm từ BBC Learning English trên Youtube
+Hoặc đơn giản nhất là bạn tải ứng dụng ELSA về điện thoại để tự đánh giá phát âm ngay Mình thích dùng cái này vì tiết kiệm thời gian và cũng rất tiện lợi nữa.
- Cú pháp ngôn ngữ:
+Sách Ngữ pháp Tiếng Anh Thực Hành
+Tài liệu Ngữ Pháp Tiếng Anh tổng hợp của Mai Lan Hương
- Tài liệu đọc:
+Sách Nhật ký của cậu bé nhút nhát
+Tin tức cấp độ để đọc thông tin https://www.newsinlevels.com/
+Truyện Doraemon bằng tiếng Anh
- Nguồn nghe:
+Kênh Youtube trực tiếp (nên chọn những video có phụ đề của người bản xứ để làm quen với tiếng Anh chuẩn trước)
+ www.listenaminute.com có những bài nghe dài 1 phút
+ https://www.englishld.com/post để nghe luyện chính tả
𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝟑.𝟓 đ𝐞̂́𝐧 𝟓.𝟓:
Ở giai đoạn này, bạn đã có nền tảng tiếng Anh cơ bản, có thể nói được một số câu giao tiếp cơ bản cũng như nghe qua được các video tiếng Anh. Bạn cần làm gì để bước đến 5.5?
Tiếp tục luyện phát âm: lúc này bạn sẽ quan tâm đến cả cách nhấn âm trong câu (sentence stress), ngữ điệu lên xuống trong câu (intonation). Bạn có thể luyện bộ Ship or Sheep hoặc thực hành phương pháp Shadowing. Cụ thể hơn là khi xem các video trên Youtube (nhớ chọn xem video có PHỤ ĐỀ TIẾNG ANH nha), bạn nghe người ta nói qua 1 câu, tạm dừng lại và thực hành nói theo. Nếu không biết cách đọc thì có thể tra từ điển. Hãy nhớ nhân bản cả cảm xúc, cách nói lên giọng và xuống giọng, cách nhấn âm của người ta để phát âm mạch lạc hơn. Đồng thời, hãy dám mở miệng ra nói thì cơ hội nâng cao khả năng phát âm sẽ cao hơn. Mình biết nhiều người có tâm lý sợ nói, mỗi lần mở miệng ra là lo lắng vài phút mới nói được vài từ, đó là vì họ chưa dám mở miệng ra nói đủ nhiều thôi.
Về ngữ pháp: Bạn sẽ tiếp tục học các ngữ pháp phức tạp hơn, như mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, câu phức, câu ghép, và các loại mệnh đề khác…
Hãy chuyển sang các nguồn tài liệu có độ khó cao hơn để thử thách bản thân cũng như buộc bản thân phải cố gắng hơn. Thay vì đọc một bài 500 từ thì chuyển sang một bài 1000-1500 từ chẳng hạn. Thay vì nghe một bài nghe 1 phút thì giờ nghe bài nghe 5-10 phút chẳng hạn. Bạn đã có được nền tảng từ vựng khá nên lúc này, việc nghe đọc sẽ dễ dàng hơn. Và điều quan trọng là duy trì việc học tiếng Anh MỖI NGÀY, tiến bộ sẽ đến bất ngờ vào một ngày nào đó, khi bạn hiểu được trên 50% của bài nghe thay vì chỉ hiểu một cách mập mờ như trước. Nói chung, bạn sẽ vẫn duy trì các hoạt động như trong giai đoạn trước, nhưng với độ khó tăng lên một chút.
Trong thời gian này, bạn có thể tìm hiểu về cấu trúc của bài thi IELTS và nắm vững chiến lược làm bài cho từng phần. Sau đó, dành thời gian để làm quen với từng loại đề trong 4 phần thi. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy mới lạ với IELTS nhưng qua thời gian mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc.
𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖:
-Sách Ship or Sheep dành cho trình độ Intermediate để luyện phát âm
-Ứng dụng Elsa để luyện phát âm
-Sách Vocabulary for IELTS của Pauline Cullen
-Sách English Grammar in Use Intermediate
-Sách Complete IELTS Band 4-5 để làm quen với dạng đề
𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝟓.𝟓 đ𝐞̂́𝐧 𝟔.𝟓:
Sau hai giai đoạn khó khăn, bạn nghĩ rằng mình đã vượt qua khỏi khó khăn ư? )) chưa đâu, chặng đường tới Tây Thiên “thỉnh IELTS” vẫn còn dài và đầy gian nan. Hi hi
Về phát âm: Hãy luyện tập nhịp điệu của câu (rhythm), cách phân đoạn câu thành các đoạn thay vì nói từng từ một (chunking), cách liên kết âm, trượt âm, nuốt âm, âm mạnh/yếu, và các kỹ thuật khác. Tiếp tục luyện tập phương pháp Shadowing nhưng dành thời gian để phân tích cách họ phân đoạn câu, liên kết âm, trượt âm, nuốt âm… và bắt chước. Nhớ ghi âm để so sánh và xem xét những lỗi của bản thân nhé.
Về luyện nghe: Bạn có thể nghe các bài nói của TED talk hoặc các bài nghe liên quan đến học thuật để mở rộng vốn từ vựng học thuật. Trong giai đoạn này, bạn có thể bỏ qua việc nghe chép chính tả, tập trung vào việc hiểu thông tin và ghi chú những điều bạn nghe được (nếu bạn không thể tập trung và dễ bị lơ đễnh khi nghe).
Về luyện đọc: Đừng chỉ giới hạn ở những chủ đề bạn quan tâm mà hãy mở rộng ra các chủ đề liên quan đến xã hội, môi trường, thể thao, khoa học, công nghệ… Bởi vì IELTS còn đánh giá khả năng hiểu biết tổng quát của người thi nên bạn cần phải tích lũy một vốn kiến thức nhất định để có thể thể hiện trong phần Speaking và Writing.
Trong giai đoạn này, bạn có thể tiếp tục luyện tập với cuốn Complete IELTS band 5.0-6.5 . Nhớ là hãy tìm hiểu kỹ chiến lược cho từng dạng và làm các bài tập liên quan mỗi ngày. Xác định dạng nào là điểm yếu nhất để tập trung cải thiện.
Bạn cũng cần lên mạng và tìm hiểu các tiêu chí chấm điểm Speaking, Writing để biết bạn cần những gì để đạt được band điểm mong muốn.
Bạn có thể tải các câu hỏi của IELTS Speaking để tự trả lời, nhớ áp dụng những cụm từ hay đã học vào. Hãy nhờ một người có trình độ tiếng Anh cao hơn để sửa lỗi và góp ý cho bạn.
Còn với luyện Writing, tự học sẽ khó vì cần người chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn cách viết tốt hơn. Có nhiều khóa học về Writing của thầy cô Việt Nam và nước ngoài trên Facebook. Hoặc bạn có thể viết và nhờ các cựu examiner chấm (tuy giá hơi cao một chút )
𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖:
-Sách Complete IELTS band 5.0-6.5
-Sử dụng Grammarly để sửa writing: www.grammarly.com
𝐆𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐭𝐮 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐪𝐮𝐚̉: 𝟔.𝟓 – 𝟕.𝟎+
Ở giai đoạn này, bạn cần tiếp tục cố gắng để nâng cao khả năng tiếng Anh mỗi ngày.
Với phát âm, hãy tập trung nâng cao độ Fluency (lưu loát), tránh ậm ờ hoặc suy nghĩ lâu. Trên mạng có nhiều tips để bạn cải thiện được phần này. Tập nói năng từ tốn, tròn vành rõ chữ để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu. Vẫn tiếp tục luyện Shadowing. Lúc này, bạn hãy chuyển sang luyện bộ Cambridge IELTS từ cuốn 9 tới cuốn 15 để quen với cường độ bài thi. Đừng đặt áp lực thời gian quá, hãy quan trọng độ chính xác trước thay vì cố làm nhanh mà sai tè le. Tập trung vào các kĩ năng thế mạnh để kéo vớt kĩ năng yếu lên nếu bạn không còn nhiều thời gian nữa.
Một tuần làm đề có bấm thời gian một lần để xác định xem trình độ mình đã tới đâu. Sau khi làm xong, tra đáp án và rút ra bảng Synonym (bảng này sẽ ghi từ đồng nghĩa trong câu hỏi và trong bài đọc) và ngẫm xem tại sao mình sai. Với phần nghe thì sau khi nghe xong, tra đáp án, bạn hãy mở transcript, đọc lại và xem tại sao có những chỗ mình không nghe được. Nếu là vì từ mới thì ghi chú lại để học, nếu vì có nối âm thì đánh dấu vào và tập theo v.vv. Một tip mà mình dùng khi làm đề nghe đó là tăng tốc độ lên 1.25 rồi dần tăng lên 1.5, kiểu như để tai “trâu” hơn á Khi mà tai đã nghe quen thì khi vô phòng thi, bạn sẽ cảm giác như mình đang nghe Slow motion vậy á.
Về luyện nói: tải bộ đề dự đoán Speaking trong quý đó về, có thể gom các đề thành những phân loại như: people, place, building, v.vv và chuẩn bị cho mỗi dạng đó những từ vựng chủ chốt nhất định. Để khi gặp đề nào có liên quan là cố gắng lôi từ vựng đã học ra để “đá” vào.
Về luyện viết: có thể tham khảo các đề thi thật được report trên các nhóm học IELTS. Tham khảo ý tưởng của những người viết, hoặc lên mạng tìm các bài viết, bài báo về chủ đề đó để rút ra các ý tưởng, các từ vựng hay. Sau đó tự viết một bài hoàn chỉnh và gửi cho những người có kinh nghiệm chấm.
Đối với mình, mình đọc nhiều bài mẫu của thầy Simon để xem cách thầy viết lại, lập luận, chuyển ý, v.v.. rồi rút ra cấu trúc cho từng loại bài. Gặp dạng nào thì áp dụng cấu trúc đó, đỡ mất nhiều thời gian suy nghĩ.
𝑵𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖:
-Bài mẫu của Simon: inbox để nhận sách điện tử - http://bit.ly/inbox_YesIELTS
-Bộ Cambridge IELTS