Chào các bạn sau bài viết hôm trước, hôm nay tôi muốn chia sẻ về kinh nghiệm duy trì điểm cao khi học tại Đại học ở nước ngoài (đặc biệt là ở Nhật và trong ngành Kinh tế).
Để giới thiệu, tôi là cựu sinh viên của Đại học Teikyo, vừa tốt nghiệp vào tháng 3/2022. Một vài ngày trước khi tốt nghiệp, tôi được thông báo là thủ khoa của ngành Kinh tế (khoa Kinh tế của trường có khoảng 6000 sinh viên). Tôi cảm thấy khá bất ngờ với kết quả này vì ở năm nhất, tôi chỉ xếp hạng 11 trong ngành. Tôi hy vọng kinh nghiệm của mình sẽ giúp các bạn chuẩn bị đi du học có kế hoạch học tập tốt và phương pháp duy trì điểm GPA cao trong suốt 4 năm học. Với tôi, điểm số rất quan trọng vì nó sẽ làm sáng bằng điều kiện khi xin học bổng và cũng khi đi xin việc làm.
1. Nắm vững hệ thống tính điểm của trường.
Mỗi trường, mỗi ngành đều có cách tính điểm riêng. Có trường áp dụng hệ điểm 4.0, cũng có trường áp dụng hệ điểm 4.3, 4.5. Trường tôi học áp dụng hệ điểm 4.0, trong đó sử dụng phương pháp bellcurve, tức là 10% sinh viên đạt điểm S (4.0), 20% đạt điểm A (3.0), 30% đạt điểm B (2.0), 30% đạt điểm C (1.0) và 10% bị loại D. Tôi nhận thấy cách tính điểm này khá khó để duy trì (so với hệ thống hiện tại tôi đang học) vì chỉ cần một môn điểm B, nỗ lực của cả kỳ học có thể bị đánh mất. Đặc biệt, trường tôi không cho phép học cải thiện. Nếu rớt một môn, điểm đó sẽ được tính vào bảng điểm vĩnh viễn mà không thể xóa. Với cách tính điểm như vậy, tôi đã duy trì điểm bằng cách không nhắm đến việc có nhiều môn điểm cao, mà thay vào đó, tôi cố gắng để không có môn nào điểm thấp. Tôi chọn ít môn học nhưng đảm bảo điểm cao cho tất cả các môn.
2. Lập kế hoạch đăng ký môn từ năm nhất.
Trong một chương trình học, thường sẽ phân thành môn bắt buộc (core) và môn tự chọn. Thông thường, những môn bắt buộc sẽ khó, vì vậy thay vì học tất cả những môn khó vào năm đầu như thường lệ, tôi chia những môn đó đều ra và học trong 3 năm. Tôi tuân thủ nguyên tắc 2:6:2. 20% cho môn core, 60% cho môn đảm bảo đạt điểm cao, 20% cho những môn mạnh của bản thân (những môn không cần học). Tôi sẽ dành thời gian học môn mạnh của mình cho những môn core.
3. Cần có một nhóm bạn học giỏi.
Năm thứ 2, tôi quen được một nhóm bạn (toàn bộ là người Nhật, chỉ có mình là du học sinh), chúng tôi đăng ký cùng môn và học cùng nhau. Ai ngủ quên thì sẽ được nhắc nhở để đến học. Chúng tôi ôn thi, làm bài tập nhóm cùng nhau. Cuối cùng, tất cả 4 người đều trở thành thủ khoa của 4 ngành khác nhau. Thậm chí, một người còn được á khoa nhờ nhóm mình dù không học hành gì cả. Việc có một nhóm bạn để động viên khi lười biếng là điều rất quan trọng.
4. Đọc kỹ syllabus.
Mỗi môn học sẽ có syllabus chứa thông tin về giáo viên, nội dung, cách tính điểm. Ngành của tôi có khoảng 200 môn để chọn. Mỗi kì, tôi học 10 môn. Tuy nhiên, tôi phải lọc ra 15-20 môn từ syllabus. Sau đó, tôi thử học 1-2 tuần và từ từ bỏ đi chỉ để lại 10 môn phù hợp nhất.
5. Lựa chọn viết báo cáo thay vì kiểm tra.
Mình thường ưa thích các môn tính điểm dựa trên báo cáo vì báo cáo giúp mình có đủ thời gian chuẩn bị. Vì mình thường hay bị căng thẳng khi thi nên mình thích tránh những môn phải thi. Có những môn khi mình đọc chương trình học mình đã có thể hình dung ra được đề tài cuối kỳ của giáo viên. Vì vậy, mình sử dụng kỳ nghỉ ngồi nhà viết sẵn báo cáo cho từng môn. Thường thì sẽ đúng khoảng 90%. Khi có đề tài cho báo cáo cuối kỳ, mình chỉ cần sửa lại một chút để phù hợp với đề tài của giáo viên.
6. Tương tác với giáo viên ngay trong tiết học đầu tiên.
Việc tạo ấn tượng ban đầu với giáo viên rất quan trọng. Do đó, sau tiết học đầu tiên, mình thường sẽ đặt câu hỏi cho giáo viên về môn học (dù có những điều mình đã biết trước đó) nhưng vẫn phải hỏi. Mục đích là để giáo viên nhớ mặt và nhớ tên mình. Nếu có thể, nên ngồi ở hàng ghế đầu tiên, gần giáo viên càng tốt. Và một điều quan trọng nữa là phải để giáo viên biết bạn đánh giá cao điểm số. Hoặc có thể trực tiếp hỏi giáo viên về yêu cầu của giáo viên để đạt điểm cao nhất. Từ đó, điều chỉnh việc học sao cho phù hợp với yêu cầu của môn học.
7. Nếu ai hỏi mình về môn mà mình thấy khó chịu nhất, thì mình sẽ đề cập đến môn Kinh tế Luận.
Đây là những trải nghiệm mình đã áp dụng suốt 4 năm học ĐH tại Nhật. Có thể sẽ phù hợp (hoặc không) với một số bạn, nhưng hy vọng các bạn (các em) sẽ biết tận dụng điểm mạnh của mình để có kết quả học tập tốt. Hãy tự tin rằng du học sinh Việt Nam không hề kém cạnh du học sinh từ các quốc gia khác. Ví dụ, trường mình hiện đang học (theo lời sempai kể) trong suốt 10 năm qua, hầu hết thủ khoa đều là người Việt Nam. Gần đây, mình cũng nhận được tin rằng một em học cùng trường cấp 3 của mình vừa đạt danh hiệu thủ khoa tại một trường ĐH ở Osaka.
Nguồn: Nguyễn Duy