Bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm quan trọng giúp bảo vệ tài chính của bạn trước những rủi ro trong tương lai. Nhưng khi cần gấp, liệu rút tiền từ bảo hiểm nhân thọ trước hạn có phải là giải pháp tốt nhất? Tìm hiểu ngay để có quyết định đúng đắn!
Có nên rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn không?
Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng tài chính cam kết dài hạn, và rút tiền trước hạn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn thực hiện rút tiền.
Ví dụ, nếu bạn đang tham gia hợp đồng bảo hiểm với kế hoạch đóng phí trong 10 năm, nhưng phải rút tiền sau 3 năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định!
Những điều cần lưu ý khi muốn rút tiền từ bảo hiểm nhân thọ trước hạn
- Rút tiền từ bảo hiểm nhân thọ trước hạn có những điều cần bạn cân nhắc. Ví dụ, nếu rút tiền trong hai năm đầu, bạn có thể không được hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng. Còn rút tiền sau hai năm, bạn có thể nhận được một khoản tiền nhưng thường sẽ ít hơn so với số tiền bạn đã đóng. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định!
Lưu ý khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn
Rút tiền từ bảo hiểm nhân thọ trước hạn thường không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Trước khi quyết định, hãy xem xét kỹ tình hình tài chính và thảo luận với công ty bảo hiểm để hiểu rõ điều khoản.
Cách rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn
1/ Rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng:
Giá trị tài khoản hợp đồng là số tiền hiện có trong tài khoản hợp đồng, được hình thành từ phí bảo hiểm phân bổ và lãi đầu tư sau khi khấu trừ các loại phí khác.
Khách hàng có quyền rút toàn bộ giá trị tài khoản trong hợp đồng sau một thời gian cân nhắc. Mức phí sẽ được quy định tùy theo sản phẩm của từng công ty bảo hiểm. Ngoài ra, việc rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Khách hàng phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho công ty bảo hiểm.
- Số tiền yêu cầu rút tối đa không được vượt quá 80% giá trị tiền mặt thực trả.
- Số tiền yêu cầu rút tối thiểu không được thấp hơn quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.
- Số dư còn lại trong tài khoản không được thấp hơn quy định của công ty bảo hiểm tại từng thời điểm.
*Giá trị tiền mặt thực trả là giá trị thu được sau khi trừ đi các khoản nợ (nếu có).
Với hình thức này, giá trị tài khoản của khách hàng và quyền lợi của người được bảo hiểm sẽ được điều chỉnh để phù hợp với số tiền thực tế.
Ví dụ, bạn muốn rút tiền trước hạn của bảo hiểm nhân thọ Prudential, việc rút giá trị tài khoản phải tuân thủ các quy định sau:
- Khách hàng gửi yêu cầu bằng văn bản theo mẫu của Prudential
- Hợp đồng còn hiệu lực và đã qua thời gian cân nhắc
- Số tiền rút tối thiểu 2.000.000đ
- Số dư còn lại tối thiểu 2.000.000đ
- Tài khoản đóng thêm: Toàn bộ
- Tài khoản cơ bản: 80% giá trị tiền mặc thực trả
2/ Chấm dứt hợp đồng trước hạn:
Trong trường hợp xấu nhất, bạn muốn rút toàn bộ giá trị hợp đồng thì có thể tiến hành thủ tục chấm dứt hợp đồng trước hạn bằng cách gửi văn bản yêu cầu đến công ty bảo hiểm.
Với hình thức rút tiền này, nếu yêu cầu chấm dứt hợp đồng được công ty bảo hiểm phê duyệt, thì khách hàng sẽ nhận được giá trị tiền mặt thực trả. Số tiền này sẽ thấp hơn phí khách hàng đã đóng. Bên cạnh đó, chấm dứt hợp đồng trước hạn kèm theo mọi quyền lợi bảo hiểm sẽ bị huỷ bỏ, khiến khách hàng thiệt hại không nhỏ. Vì vậy hãy cố gắng tìm cách khác thay vì chấm dứt hợp đồng trước hạn.
3/ Tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng:
Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực và bắt đầu từ năm hợp đồng thứ hai, khách hàng có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng hoặc giá trị hoàn lại và phải đáp ứng điều kiện của hợp đồng.
Ví dụ, khách hàng đang tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Manulife với kế hoạch đóng phí trong 10 năm cùng mức phí 10 triệu/ năm. Đến năm thứ 6 thì có nhu cầu tạm ứng từ giá trị hoàn lại, thời điểm này giá trị hoàn lại đang là 60 triệu.
- Nếu khách hàng không nợ công ty thì có thể tạm ứng không vượt quá: 80%*60 = 48 triệu đồng.
- Nếu khách hàng đang nợ công ty 5 triệu thì có thể tạm ứng không vượt quá: 80%*{48 – ( 5 + lãi của khoản nợ }
Bằng cách rút tiền này, khách hàng có trách nhiệm thanh toán lãi cho các khoản tạm ứng từ giá trị tài khoản hợp đồng theo quy định của từng công ty bảo hiểm.
Rút tiền bảo hiểm đúng hạn là gì?
Rút tiền bảo hiểm đúng hạn chính là rút tiền bảo hiểm khi đến ngày đáo hạn. Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm nếu hợp đồng còn hiệu lực đến thời điểm đó.
Thời gian đáo hạn hợp đồng sẽ tuỳ thuộc vào sản phẩm bảo hiểm khách hàng đã mua. Có thể là 15, 20 hoặc trọn đời tùy theo gói bảo hiểm.
Ví dụ: Chị N tham gia sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với thời hạn 15 năm, hiệu lực hợp đồng ký kết là ngày 1/2/2023, vậy ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm sẽ là 31/01/2038. Vào ngày đáo hạn, phần hợp đồng của người được bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực.
Trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm không gặp bất kỳ rủi ro nào thuộc phạm vi bảo vệ của hợp đồng, khách hàng sẽ được công ty chi trả một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là tiền đáo hạn bảo hiểm nhân thọ.
Lưu ý rằng, không phải sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng có thời hạn đáo hạn, đặc biệt là những sản phẩm bổ trợ khi khách hàng tham gia cùng sản phẩm chính. Chỉ những sản phẩm bảo hiểm mang tính chất tích lũy mới có phần đáo hạn này, do đó khách hàng cần kiểm tra kỹ với tư vấn viên để tránh hiểu lầm.
Nên lưu ý điều gì khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ?
Dù bạn rút tiền bảo hiểm đúng hạn hay trước hạn, bạn cần chú ý những điểm sau: